Nutricare Blood Sugar, Stole Naga quảng cáo như thuốc chữa bệnh

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 2, 02/01/2023 09:16

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) tiếp tục đưa ra cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo.

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm chỉ ra, thời gian qua tại website/đường link: https://trungsoncare.com/products/vien-uong-nutricare-blood-sugar-ho-tro-cai-thien-chi-so-duong-huyet; https://thuocthat.com/san-pham/nutricare-blood-sugar-hop-30-vien/ gây hiều nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.

Sức khỏe - Nutricare Blood Sugar, Stole Naga quảng cáo như thuốc chữa bệnh

Sản phẩm Nutricare Blood Sugar vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.

Cùng với đó, Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết thêm tại website/đường link: https://shopee.vn/S%E1%BB%8Fi-th%E1%BA%ADn-s%E1%BB%8Fi-m%E1%BA%ADt-Stole-Naga-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-gi%E1%BA%A3m-nhanh-k%C3%ADch-th%C6%B0%E1%BB%9Bc-v%C3%A0-s%E1%BB%91-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-s%E1%BB%8Fi-i.325612525.6261068804 đã quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stole Naga gây hiều nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.

Sức khỏe - Nutricare Blood Sugar, Stole Naga quảng cáo như thuốc chữa bệnh (Hình 2).

Stole Naga quảng cáo gây hiều nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stole Naga do Công ty cổ phần phát triển Long Vương, địa chỉ trụ sở chính: Số 230, tổ 5, cụm Bồ Đề, phố Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm.

Với hai sản phẩm này, Cục An toàn thực phẩm thông tin đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành.

Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo vi phạm tại đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm nêu trên vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.

Trước đó, tại Hội thảo “Phát triển bền vững thị trường thực phẩm chức năng” ngày 20/12/2022,  PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tếcho biết, thực phẩm chức năng chính thức vào Việt Nam vào những năm 2000, khái niệm phương thức quản lý vẫn gọi chung là thuốc, viên nén, viên nhộng, thời kỳ đó, có thông tư để quản lý.

Sau này, khoảng năm 2010 thì bắt đầu có luật, bắt đầu xây dựng thêm thông tư hướng dẫn như thông tư 43 quản lý TPCN, năm 2018 có nghị định 45 tiếp cận được nguyên tắc quản lý như các nước. Chúng ta đã có quy định tiệm cận với quốc tế.

Việt Nam có lợi thế lớn phát triểnthực phẩm chức năng, trên cơ sở tận dụng nguyên liệu tự nhiên do ông cha ta nhiều năm nghiên cứu, từ bài thuốc Đông y, các nhà khoa học đã kết hợp, chiết xuất, tách chiết để tạo ra sản phẩm mới có lợi cho sức khoẻ. Nhiều doanh nghiệp, công ty đầu tư nhà máy hiện đại về thực phẩm chức năng.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang có tình trạng đăng ký một đằng, sản xuất một nẻo. 

Thời gian cũng tồn tại nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật. Cụ thể, theo Luật quy định, các đơn vị chỉ được quảng cáo thực phẩm chức năngnhững nội dung đã được đăng ký, thẩm định và cơ quan chuyên môn cho phép. Thực tế, nhiều đơn vị lợi dụng hình ảnh các y bác sĩ, người nổi tiếng, diễn viên để quảng cáo thực phẩm chức năng. Điều này là vi phạm pháp luật, cần được xử lý

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.