Phát triển nguồn nhân lực “đi đường dài” với nền kinh tế xanh

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 2, 29/04/2024 17:00

Quá trình chuyển đổi xanh sẽ có nhiều gian nan, khó khăn và để giải quyết các bài toán đặt ra, rất cần vai trò của đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Theo Tổ chức Lao động quốc tế, việc làm trong lĩnh vực xanh là những công việc chính đáng góp phần bảo vệ hoặc tái tạo môi trường. Đó là những công việc thuộc các ngành truyền thống như sản xuất và xây dựng, hoặc mới nổi như năng lượng tái tạo và năng lượng hiệu quả.

Đánh giá về sự cần thiết phải chuẩn bị, xây dựng lực lượng lao động có chất lượng trong bối cảnh hướng tới phát triển kinh tế số, kinh tế xanh hiện nay PGS.TS Vũ Tuấn Hưng - Phó Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam nhận định, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã mở ra cho thế giới và Việt Nam thấy được xu hướng phát triển theo hướng chuyển đổi số là tất yếu. 

Bên cạnh đó, với mục tiêu phát triển bền vững mà mọi quốc gia mong muốn theo đuổi, với cam kết của Việt Nam netzero vào năm 2050 cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ và đòi hỏi việc chuyển đối mô hình kinh tế sang kinh tế xanh là hướng đi đúng đắn, xứng tầm, thể hiện trách nhiệm và vị thế quốc tế mà Việt Nam đã lựa chọn.

Để thực hiện các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã xác định trên, một yếu tố có tác động quyết định thành công đó chính là yếu tố con người - nguồn nhân lực chất lượng đảm bảo “gánh vác” và thực thi được chiến lược, chính sách.

“Quá trình chuyển đổi sẽ phải có lộ trình, sẽ có nhiều gian nan, khó khăn, song nếu chuẩn bị được tốt đội ngũ cán bộ các cấp, nguồn lao động đáp ứng chuẩn và sẵn sàng triển khai các nhiệm vụ thì việc thực hiện mục tiêu có thể nói là rất cao và thách thức nêu trên của Việt Nam sẽ khả thi và sớm trở thành hiện thực”, ông Võ Tuấn Hưng đánh giá.

Giáo dục - Phát triển nguồn nhân lực “đi đường dài” với nền kinh tế xanh

PGS.TS Vũ Tuấn Hưng - Phó Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

Việc tham gia vào “guồng quay” của sự phát triển mới là lẽ tất nhiên, tuy nhiên, theo chuyên gia, với xuất phát điểm của Việt Nam hiện nay, có nhiều khó khăn, thách thức hơn là lợi thế trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế số. 

Ông Hưng nhìn nhận, bên cạnh tinh thần dân tộc, tinh thần quật cường Việt Nam, chúng ta còn có một nguồn nhân lực - một lực lượng lao động đang trong thời kỳ dân số vàng. Theo thống kê Việt Nam là nước có nguồn nhân lực trẻ khoảng 51,2 triệu người trong độ tuổi lao động. Nguồn nhân lực có quy mô lớn, số lượng tăng nhanh hàng năm - đây là một trong những lợi thế nếu được trang bị và đào tạo tốt, sẽ tạo ra một nguồn nhân lực giúp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh mạnh mẽ cho toàn bộ nền kinh tế.

“Và trong quá trình đạt được mục tiêu đề ra, vai trò của doanh nghiệp trong việc hợp tác đào tạo với các trường đại học để có được nguồn nhân lực chất lượng là vô cùng to lớn”, ông Hưng nói.

PGS.TS Vũ Tuấn Hưng cho rằng: “Doanh nghiệp là nơi có nhu cầu “nguồn nhân lực xanh” và “nguồn nhân lực chất lượng cao”. Hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường là mối quan hệ hợp tác tương hỗ cùng có lợi, đáp ứng nhu cầu và thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, lợi thế, tiềm năng của nhau trong quá trình cùng phát triển”.

Ngoài ra, doanh nghiệp có vai trò quan trọng giải quyết vấn đề cầu lao động, còn nhà trường thực hiện đào tạo đáp ứng cung lao động cho doanh nghiệp. Cung cầu gặp nhau, tạo ra sự cân bằng phát triển bền vững cho các bên.

Giáo dục - Phát triển nguồn nhân lực “đi đường dài” với nền kinh tế xanh (Hình 2).

Ông Đặng Minh Tuấn – Giảng viên khoa Sư phạm, Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.

Phân tích dưới góc độ của các trường đại học, theo ông Đặng Minh Tuấn – Giảng viên khoa Sư phạm, Đại học Giáo dục, ĐHQGHN các cơ sở giáo dục cần xây dựng được chương trình đảm bảo tính linh hoạt, đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu đa chiều của nền kinh tế số, kinh tế xanh trên tinh thần đào tạo nền tảng tư duy thay vì là chạy đua với công nghệ.

Cụ thể tính linh hoạt, đa dạng ở đây thể hiện sinh viên làm chủ được công nghệ, hiểu được các ứng dụng mới, thành thạo trong vận hành máy móc.

“Các em phải học cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, tư duy hoàn thiện công việc triệt để, dịch chuyển người học, người làm theo hướng tư duy phát triển, không ngừng học hỏi”, ông Đặng Minh Tuấn đưa ra những yêu cầu của người lao động trong bối cảnh mới.

Chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng dù sinh viên được học tập trong bất kể môi trường đại học, cao đẳng, hay trường nghề nhưng điều quan trọng là hạn chế việc đào tạo lại, khi ra trường mỗi người đều phải trang bị cho mình kỹ năng, kiến thức và nhanh chóng hoà nhập vào thị trường lao động.

Cuối cùng, điều quan trọng phải cần có ý thức về bảo vệ môi trường bởi khi có ý thức thì mới gắn với hành động xanh.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.