Quốc hội thống nhất không đổi tên Tòa án cấp tỉnh, huyện

Hoàng Thị Bích
Thứ 2, 24/06/2024 | 09:08
0
Dự thảo Luật đã được chỉnh lý "cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp; việc ghi hình chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa...".

Giữ nguyên quy định TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện

Sáng 24/6, tiếp tục kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), với 459/464 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 94,25%). Luật gồm 9 chương, với 152 điều, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nêu một số vấn đề lớn quá trình thảo luận còn ý kiến khác nhau.

Đối thoại - Quốc hội thống nhất không đổi tên Tòa án cấp tỉnh, huyện

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga.

Về đổi mới Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền xét xử, bà Nga cho biết, do còn ý kiến khác nhau, nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo xây dựng 2 phương án và xin ý kiến các ĐBQH bằng Phiếu, cụ thể:

Phương án 1: Giữ nguyên quy định của Luật hiện hành về tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện;

Phương án 2: đổi mới tòa án nhân dân cấp tỉnh thành tòa án nhân dân phúc thẩm, tòa án nhân dân cấp huyện thành tòa án nhân dân sơ thẩm.

Kết quả là có 194/487 ĐBQH tán thành phương án 1 (tỉ lệ 39,84%); có 170/487 ĐBQH tán thành phương án 2 (tỉ lệ 34,91%).

Như vậy, không có phương án nào đạt quá một nửa tổng số ĐBQH tán thành. Sau khi xin ý kiến các vị ĐBQH, tòa án nhân dân Tối cao và Thường trực Ủy ban Tư pháp thống nhất đề nghị tiếp thu đa số ĐBQH đã ghi phiếu, tiếp tục giữ nguyên quy định tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện như Luật hiện hành.

Thực hiện yêu cầu của Nghị quyết số 27: “Những vấn đề thực tiễn đòi hỏi, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, có sự thống nhất cao thì kiên quyết thực hiện; những vấn đề chưa rõ, còn nhiều ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu…”, UBTVQH thấy rằng quy định của dự thảo Luật về tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện là phù hợp.

Cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa

Về tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 27 xác định 3 trọng tâm, trong đó trọng tâm thứ 3: “…bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, đồng thời đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại,…”.

Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn: “Quy định tổ chức và hoạt động của… Tòa án nhân dân,…”; “Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định”.

Nghị quyết số 109 của Quốc hội yêu cầu: “… đẩy mạnh cải cách tư pháp để đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân. Nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là án hành chính…”.

Thực tiễn cho thấy, án hành chính là loại việc khó và phức tạp, xảy ra ngày càng nhiều; nếu không có quy định phù hợp thì có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi giải quyết loại án này.

Vụ việc sở hữu trí tuệ và vụ việc phá sản tuy hiện nay số lượng chưa nhiều, nhưng tính chất phức tạp và ngày càng tăng theo sự phát triển kinh tế của đất nước.

Giải quyết vụ việc sở hữu trí tuệ, phá sản cần có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về pháp luật, hiểu biết về các lĩnh vực chuyên môn. Việc thành lập các tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt về hành chính, sở hữu trí tuệ, phá sản để giải quyết các vụ việc đặc thù là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

"Sau khi cân nhắc về sự cần thiết, cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, ý kiến của nhiều vị ĐBQH, UBTVQH tán thành việc thành lập tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt như dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, quyết định", bà Nga nêu.

Đối thoại - Quốc hội thống nhất không đổi tên Tòa án cấp tỉnh, huyện (Hình 2).

Các ĐBQH biểu quyết thông qua dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Căn cứ yêu cầu thực tiễn trong thời gian tới, Tòa án nhân dân Tối cao sẽ xây dựng đề án, phương án cụ thể đề xuất nơi đặt trụ sở, số lượng từng tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt;…; báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền cho chủ trương, từ đó báo cáo UBTVQH xem xét, quyết định thành lập vào thời điểm phù hợp, trong đó xác định rõ về phạm vi thẩm quyền và các vấn đề khác có liên quan mà ĐBQH đã nêu ý kiến.

Để bảo đảm tính thống nhất, không tạo ra khoảng trống pháp luật, UBTVQH chỉ đạo, các cơ quan thống nhất bổ sung khoản 5 Điều 152: “Các Tòa án tiếp tục thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính; xét xử sơ thẩm, giải quyết vụ việc về sở hữu trí tuệ; giải quyết vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật tố tụng, pháp luật về phá sản cho đến khi các Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt được thành lập và hoạt động theo quy định của luật”.

Về tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp, UBTVQH cho rằng việc ghi âm, ghi hình phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa, phiên họp và hoạt động thông tin theo quy định của pháp luật.

Quá trình diễn ra phiên tòa, phiên họp, nhiều thông tin, chứng cứ được công bố nhưng chưa được kiểm chứng, nhất là thông tin về đời tư cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh,… Các thông tin, chứng cứ này cần được Hội đồng xét xử xem xét, kết luận trong bản án, quyết định.

Do đó, dự thảo Luật đã được chỉnh lý "cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp; việc ghi hình chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định".

Việc ghi âm, ghi hình nêu trên phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, phiên họp,những người có liên quan theo quy định. Đồng thời, trong trường hợp cần thiết để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn, tòa án tiến hành ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa, phiên họp; việc sử dụng, cung cấp kết quả ghi âm, ghi hình của Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật và giao Chánh án tòa án nhân dân Tối cao quy định chi tiết.

ĐBQH Nguyễn Văn Thân: "Tôi muốn là mô hình Thủ đô trong Thành phố Hà Nội"

Thứ 5, 20/06/2024 | 10:48
Theo ĐBQH ở trong các quận nội thành thì Thủ đô phải là trung tâm chính trị, văn hóa chứ không phải chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế.

ĐBQH: Công đoàn cơ sở như "cậu bé tí hon nhưng phải khoác áo quá lớn"

Thứ 3, 18/06/2024 | 12:46
Công đoàn cơ sở có mạnh thì tổ chức công đoàn mới mạnh, song theo ĐBQH thực tế cho thấy hoạt động của công đoàn cơ sở thời gian qua còn nhiều lúng túng.

ĐBQH nêu ví dụ vụ Vạn Thịnh Phát khi góp ý Luật Công chứng (sửa đổi)

Thứ 2, 17/06/2024 | 18:37
ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà cho rằng thủ tục thành lập doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay quá dễ dàng và chưa bảo đảm chặt chẽ, tạo ra kẽ hở.
Cùng tác giả

Sai lầm khi dùng thuốc tránh thai, thiếu nữ phải gặp bác sĩ gấp

Thứ 3, 02/07/2024 | 09:05
Vũ Thị Thanh bị mụn được 5 năm nay, đã từng dùng rất nhiều phương pháp từ peel da, lăn kim hay dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc để điều trị nhưng da không cải thiện.

Góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân

Thứ 2, 01/07/2024 | 13:56
Các gương sáng pháp luật được bình chọn, tôn vinh là các cá nhân tiêu biểu có những đóng góp tích cực trong công tác xây dựng, tổ chức, thi hành và bảo vệ pháp luật.

Công nghệ AI hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong phát hiện sớm ung thư

Thứ 2, 01/07/2024 | 13:55
Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, việc ứng dụng công nghệ AI trong y tế mang lại lợi ích lớn trong công tác chẩn đoán, phát hiện sớm, lập kế hoạch điều trị cho người bệnh.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền: Kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền trên biển

Thứ 2, 01/07/2024 | 09:41
Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam đã chia sẻ về mục đích, ý nghĩa tuần lễ trưng bày ảnh "Luật gia Việt Nam với biển, đảo quê hương” diễn ra ngày 2/7.

Kỳ vọng cải cách tiền lương sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 29/06/2024 | 11:25
ĐBQH đánh giá Kỳ họp thứ 7 là một kỳ họp đặc biệt, quyết định những vấn đề quan trọng, đồng thời kỳ vọng các Luật, Nghị quyết được thông qua sớm đi vào cuộc sống.
Cùng chuyên mục

Vì sao lương cơ sở tăng 30% mà lương hưu chỉ tăng 15%?

Thứ 7, 29/06/2024 | 13:15
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong cho biết, lương hưu được điều chỉnh dựa trên việc tăng chỉ số CPI nhiều năm qua.

Kỳ vọng cải cách tiền lương sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 29/06/2024 | 11:25
ĐBQH đánh giá Kỳ họp thứ 7 là một kỳ họp đặc biệt, quyết định những vấn đề quan trọng, đồng thời kỳ vọng các Luật, Nghị quyết được thông qua sớm đi vào cuộc sống.

Từ 1/7/2024, điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu

Thứ 7, 29/06/2024 | 10:44
Chính phủ sẽ điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân dự án phục hồi phát triển kinh tế xã hội

Thứ 7, 29/06/2024 | 09:56
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia.

“Dao có tính sát thương cao” sẽ được quản lý theo 3 cấp độ

Thứ 7, 29/06/2024 | 08:54
Quốc hội thống nhất việc quản lý "dao có tính sát thương cao" theo mục đích sử dụng gồm công cụ lao động sản xuất hàng ngày, vũ khí thô sơ và vũ khí quân dụng.
     
Nổi bật trong ngày

Từ 1/1/2025, mô tô và xe gắn máy sẽ phải kiểm định khí thải

Thứ 2, 01/07/2024 | 18:09
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, quy định xe máy sẽ phải thực hiện kiểm định khí thải.