Rau má giải nhiệt ngày hè nhưng có 5 nhóm người "đại kỵ"

Rau má giải nhiệt ngày hè nhưng có 5 nhóm người "đại kỵ"

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 3, 17/05/2022 15:23

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng rau má mặc dù an toàn nhưng không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ.

Mùa hè, thời tiết oi bức cũng là thời điểm nhiều chị em tìm mua rau má làm nước ép, say sinh tố nhằm giải khát, đẹp da như: Sinh tố rau má, sinh tố đậu xanh cốt dừa rau má, nước ép dứa, rau má… Tuy nhiên, liều lượng uống bao nhiêu, ai không nên dùng thức uống này thì không phải ai cũng biết.

Theo TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, cho biết rau má (Centella asiatica) là một loại rau ăn sống, vị thuốc tự nhiên phổ biến ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia châu Á khác.

Rau má được sử dụng trong y học cho hàng ngàn năm nay. Qua các thời đại, rau má đã nổi tiếng với tác dụng tăng tuổi thọ cho con người và được cho là “nguồn suối của tuổi trẻ”.

Đời sống - Rau má giải nhiệt ngày hè nhưng có 5 nhóm người 'đại kỵ'

Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải bất cứ ai cũng nên dùng rau má. Ảnh minh họa.

Những ai không nên sử dụng sinh tố rau má?

Phụ nữ mang thai không nên uống rau má: Theo lương y Bùi Hồng Minh, uống nước rau má khi đang mang thai là điều cấm kỵ vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, khả năng sảy thai cao. Với người đang có ý định mang thai mà sử dụng nước rau má, ăn rau má thường xuyên cũng sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Vì vậy, với những người chuẩn bị làm mẹ cần tránh xa loại nước này.

Người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường không nên ăn rau má: Theo BS. Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, chưa có một nghiên cứu nào nói rằng dùng quá nhiều rau má và dùng với lượng bao nhiêu thì có thể gây bệnh, nhưng theo quy luật bình thường thì dùng cái gì quá nhiều cũng không tốt, kể cả thức ăn thường ngày.

Trong một số trường hợp, rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.

Người đang uống thuốc không nên uống rau má: Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ và các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Uống nước rau má khi đang sử dụng một số loại thuốc này có thể gây họa cho tình trạng sức khỏe của bạn. Do đó, nếu đang uống thuốc, tốt nhất bạn không nên uống nước rau má để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Cách uống rau má tốt cho sức khỏe

Hạn chế cho thêm đường vào nước rau má. Để cân bằng với những người có đường tiêu hóa không tốt, khi uống bạn nên ăn thêm một vài lát gừng tươi.

Một số bài thuốc hay từ rau má:

Chè giải nhiệt: Rau má, Vỏ đậu xanh, Bạch biển đậu, Mạch môn đông lượng bằng nhau. Sinh địa, Sa sâm, Trúc diệp , Cát căn lượng bằng nửa nhóm trên. Cam thảo, Bạch chỉ mỗi vị bằng ¼ lươngk Rau má. Hãm uống thay nước hàng ngày.

Chữa chàm, viêm da, vẩy nến do phong nhiệt: Rau má 16g, Chi tử, Huyền sâm, Thiên môn, Hắc đậu, Ngưu tất, Thạch cao mỗi vị 20g, Hoài sơn, Tang diệp mỗi vị 16g, Hoàng liên 8g, Thiền thoái 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Kết hợp với nước tắm Rau má, Khổ sâm, Hoàng đằng, Cỏ mực, Kinh giới mỗi ngày.

Trị tiêu chảy: Rau má sao vàng 10g, Bạch biển đậu 12g, Hoắc hương, Hương phụ chế, Xa tiền tử mỗi vị 8g, Sa nhân 4g, Sinh khương 2 g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Tốt cho viêm bàng quang, sỏi thận, sỏi bàng quang: Rau má 12g, Bồ công anh 20g, Mã đề 16g, Thài lài tía, Chi tử, Râu ngô, Cam thảo dây, Mộc thông mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Hoặc uống 100ml nước ép Rau má ngày 1 lần.

Công thức sinh tố rau má thơm ngon ngày hè:

Sinh tố rau má và nước dừa tươi: Rau má tươi (50 – 80g) rửa sạch, giã hoặc xay nát, cho thêm nước dừa tươi vào lọc bỏ bã.

Sinh tố rau má, đậu xanh: Đậu xanh (10g khô) ngâm nở, hấp chín, xay nhuyễn với một ít nước; sau đó cho rau má tươi (50 – 80g) xay cùng. Có thể cho thêm ít đường tùy khẩu vị.

Hầu hết các nghiên cứu khuyên không nên sử dụng rau má lâu hơn 6 tuần và khuyên chúng ta nên nghỉ 2 tuần nếu sử dụng trong thời gian dài.

Trúc Chi (t/h theo Lao Động, Infonet)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.