Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng hình thành Tào Ngụy thời Tam quốc. Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung đưa ra quan điểm phê phán Tào Tháo nhưng cũng có những người không ngớt lời khen. Danh thần Đông Hán Kiều Huyền nói với Tào: “Thiên hạ sắp đại loạn, chỉ có bậc nhân tài kiệt xuất mới có thể đứng ra giải cứu thiên hạ. Lẽ nào người đó chính là các hạ?”.
Nhà phân tích thời Đông Hán, Hứa Thiệu cũng từng nhận định: “Tào Tháo là năng thần trị thiên hạ, là gian hùng thời loạn thế”.
Trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010, sau khi Lưu Bị tiếp quản Từ Châu, nhận chức Từ Châu Mục. Năm 195, Lã Bố thất bại trong cuộc giao tranh với Tào Tháo ở Duyện Châu, đến nương nhờ Lưu Bị. Lưu Bị cho Lã Bố đóng quân ở Tiểu Bái, một quận thuộc về Dự Châu nhưng nằm gần Hạ Bì - trung tâm Từ Châu và nằm trong tay người cai quản Từ Châu từ thời Đào Khiêm.
Trong lúc nương nhờ Lưu Bị, khi Quan Vũ hỏi Lã Bố anh hùng nhưng tại sao lại bại dưới tay của Tào Tháo,Lã Bố mới khoe khoang nói rằng, trong một trận đánh lớn, mình đã bắt được Tào Tháo nhưng bị hắn đánh lừa nên mới để Tào Tháo thoát thân.
Video: Lã Bố mắc mưu Tào Tháo.
Lã Bố hay còn gọi là Lữ Bố (160 - 199) tự Phụng Tiên, người đất Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu (nay là thành phố Bao Đầu, Nội Mông Cổ) là một danh tướng cuối thời Đông Hán đầu thời Tam quốc. Người đời biết đến Lã Bố chủ yếu qua tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Ông được đánh giá là một trong số những vị tướng dũng mãnh nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Lã Bố từng theo hầu dưới trướng nhiều người như Đinh Nguyên, Đổng Trác, Viên Thuật… Trên chiến trường, Lã Bố trong tay cầm cây Phương Thiên Họa Kích, cưỡi ngựa Xích Thố, tung hoành giữa chốn ba quân như chỗ không người, khiến cho kẻ địch chỉ nghe tên mà khiếp vía. Tuy nhiên, trong cuộc chiến tranh giành thiên hạ với Tào Tháo, ông đã thất bại và bị Tào Tháo xử tử vào năm 199.
Quốc Tiệp