Trong lúc Lưu Bị đang nương nhờ, Lưu Biểu nghi ngờ, lo ngại Lưu Bị sẽ chiếm cơ nghiệp của mình, nên muốn sát hại Lưu Bị. Lưu Biểu mở tiệc mời Lưu Bị tới, sai Khoái Việt và Thái Mạo còn gọi là Sái Mạo chuẩn bị ra tay, nhưng Lưu Bị cảm thấy bất an, bèn lấy cớ đứng dậy ra nhà tiêu và lên ngựa đích lư chạy trốn. Quân Sái Mạo đuổi theo, Lưu Bị chạy tới suối Đàn Khê rất rộng khó vượt qua. Nhưng đúng lúc đó ngựa Đích Lư (Đích Lô) bất thần tung vó nhảy qua được suối lớn cứu ông thoát nạn, khiến quân Sái Mạo không thể bắt được ông.
Tuy nhiên có ý kiến khác phản bác, cho rằng vụ nhảy ngựa Đàn Khê là không có thật, vì Lưu Bị đang ở nhờ Lưu Biểu, lực lượng rất ít ỏi; nếu Lưu Biểu thực sự có ý định hại chết Lưu Bị, thì không thể để Lưu Bị yên thân suốt 2 năm sau đó ở Tân Dã.
Các sử gia đi đến kết luận rằng: Lưu Biểu cảnh giác một con người có hùng tâm như Lưu Bị nhưng không định làm hại mà chỉ hậu đãi bên ngoài, bên trong không thật tin dùng.
Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung cũng nói đến tình tiết này, Lưu Bị có thời nương nhờ Lưu Biểu tại Kinh Châu, nhưng những thuộc hạ của Lưu Biểu muốn giết Lưu Bị (vì Lưu Bị có lời can ngăn Lưu Biểu trong việc lập con trưởng con thứ bị vợ thứ của Lưu Biểu nghe lén biết được), bèn đặt tiệc mời Lưu Bị đến dự. Trong tiệc có người báo cho Lưu Bị biết, Lưu Bị bỏ trốn chạy về phía tây bị nhầm đường, ông chạy đến bên suối Đàn Khê.
Phía trước là con suối rộng lớn, phía sau là quân địch truy đuổi, lúc này Lưu Bị mới nhớ đến lời khuyên “Đích Lô sát chủ” ngày trước, ông vừa điên cuồng quất vào lưng ngựa, vừa hét: “Đích Lô! Đích Lô! Hôm nay mày hại ta đi!”.
Đúng vào lúc này, ngựa Đích Lư bất thần tung mình nhảy một phát sang bờ suối bên kia, cứu Lưu Bị thoát nạn và khiến cho quân của Thái Mạo không thể bắt được ông.
Lưu Biểu được La Quán Trung mô tả là người nhu nhược, thiếu quyết đoán. Ông không có một hành động nào trước những biến động lớn ở trung nguyên khi Viên Thiệu và Tào Tháo đụng độ. Tuy không mạnh mẽ nhưng Lưu Biểu trước sau khá chân thành và thiện cảm với Lưu Bị, không hề có ý nghi ngờ Lưu Bị có ý định chống đối mình như lời gièm pha của Thái Mạo. Vụ việc mưu sát Lưu Bị khiến Lưu Bị phải nhảy ngựa Đàn Khê do Thái Mạo sắp đặt không thành.
Thái Mạo tự Đức Khuê, là một tướng lĩnh chuyên về thủy sư cuối thời kỳ Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người Tương Dương, Kinh Châu và chỉ phục vụ dưới trướng Lưu Biểu trước khi quy hàng Tào Tháo. Địa vị của ông càng được củng cố khi chị gái ông lấy Lưu Biểu.
Thuở đầu, Thái Mạo chịu một số thất bại khi giao chiến với Tôn Kiên. Mưu sĩ của Lưu Biểu là Khoái Lương đã nói rằng Thái Mạo phải bị khép tội chết vì những thất bại của ông, nhưng Lưu Biểu đã không đồng ý.
Năm 208, Lưu Biểu hấp hối trong lúc Tào Tháo đã mang quân đến áp sát Kinh Châu. Bèn triệu Lưu Kỳ từ Giang hạ về nhưng bị ông ngăn cản vì sợ Lưu Biểu mến Lưu Kỳ hơn Lưu Tông cháu ông và không cho cháu ông làm Kinh Châu mục.
Sau khi Lưu Biểu mất, ông ung dung lập Lưu Tông lên làm Kinh Châu mục khi Tào Tháo đang mang quân áp sát biên giới. Thái Mạo xin Lưu Tông cùng quy hàng, Tông đồng ý. Tào Tháo phOng ông làm chính phó đô đốc thủy sư nhằm chuẩn bị tiến công Giang Đông, tiêu diệt Tôn Quyền.
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, thủy quân của Tào Tháo dưới sự chỉ huy của Thái Mạo và Trương Doãn đã chịu thất bại một số trận nhỏ trước thủy quân Giang Đông do Chu Du chỉ huy. Sau đó, Chu Du đã dùng kế phản gián, làm giả một bức thư gửi cho Thái Mạo và lừa cho Tưởng Cán mang về dâng lên cho Tào Tháo. Cả Thái Mạo và Trương Doãn đều bị Tào Tháo xử trảm.
Video: Lưu Bị phi ngựa qua suối Đàn Khê.
Quốc Tiệp (t/h)