Tôn Quyền (181 – 252), tự Trọng Mưu, là vị quân chủ của tập đoàn chính trị Đông Ngô vào thời Tam quốc. Ông thừa hưởng quyền kiểm soát đất Giang Đông từ tay huynh trưởng Tôn Sách vào năm 200. Ông tuyên bố độc lập và cai trị Giang Đông từ năm 222 đến 229 với tước hiệu Ngô vương và từ 229 đến 252 với tước hiệu hoàng đế Ngô.
Nếu so sánh với hai người đứng đầu lừng danh khác cùng thời là Tào Tháo và Lưu Bị, không khó để nhận thấy Tôn Quyền thực sự thua kém về phương diện tuổi tác.
Thế nhưng thực tế lịch sử cũng đã chứng minh điều này không hề ảnh hưởng tới việc ông dẫn dắt Đông Ngô trở thành một trong ba thế lực chư hầu tam phân thiên hạ.
Ngay từ khi còn nhỏ, Tôn Quyền đã sớm theo người cha Tôn Kiên và anh trai Tôn Sách rong ruổi khắp các chiến trường. Vì vậy ông đối với các loại hình chiến tranh thời bấy giờ đều có không ít hiểu biết cũng như kinh nghiệm. Đối với một tướng lãnh thời loạn thế, dạng kinh nghiệm này có thể xem là vô cùng trọng yếu. Cho nên, dù tuổi tác chỉ có thể xếp vào hàng hậu bối, nhưng độ tuổi trưởng thành về mặt tâm lý hay cơ mưu của Tôn Quyền tuyệt đối không hề thua kém.
Vì vậy bất kể trên phương diện hành xử hay phát ngôn, Tôn Quyền đều có thể khiến người khác nhìn ra ông là một nhân tài kiệt xuất, sở hữu nội tâm vô cùng trưởng thành.
Trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010, lúc Đổng Trác thao túng triều đình, làm nhiều điều ác, các chư hầu liền hợp binh đánh lại. Năm 190, Đổng Trác bị quân các lộ chư hầu đánh bại, bỏ kinh thành Lạc Dương, mang Hán Hiến đế sang Trường An. Trước khi đi Trác đốt phá kinh thành cũ.
Khi Tôn Kiên tiến vào Lạc Dương tìm được Ngọc tỷ truyền quốc của nhà Hán vốn thất lạc, trong lúc đang vui mừng vì tìm được ngọc tỷ tưởng đó là điềm báo cho Tôn Kiên có thể làm hoàng đế, thì Tôn Quyền đã cảnh báo, bảo vật này không ai biết được là phúc hay là họa, Tôn Quyền đã nêu ví dụ cụ thể. Tần Hoàng có được Ngọc tỷ truyền quốc muốn lưu truyền đến ngàn đời vạn đời nhưng mà mới được 2 đời đã diệt vong. Tuy nhiên, Tôn Kiên đã bỏ ngoài tai sau khi có ngọc tỷ ông liền giấu mang về căn cứ để lập nghiệp riêng.
Quả nhiên điều Tôn Quyền dự báo không sai, việc Tôn Kiên tìm được Ngọc tỷ truyền quốc bị Viên Thiệu phát hiện, Thiệu đòi ngọc tỷ nhưng Tôn Kiên chối rằng mình không tìm được ngọc tỷ. Thiệu bèn viết thư cho Lưu Biểu xui chặn đường ông về Giang Đông bắt nộp ngọc tỷ, cuối cùng Tôn Kiên bị mắc mưu Lưu Biểu nên khi trên đường qua sông đã bị phục kích trúng tên mà chết.
Tuy nhiên, cái chết của Tôn Kiên theo mô tả của sử sách và La Quán Trung lại không phải như vậy.
Còn tiếp…
Video: Tôn Quyền cảnh báo về Ngọc tỷ truyền quốc.
Quốc Tiệp (t/h)