‘Việt Nam không dễ thay đổi vị thế trong khu vực’

‘Việt Nam không dễ thay đổi vị thế trong khu vực’

Thứ 3, 07/05/2013 11:44

Trong tình hình hiện nay khi có hàng trăm doanh nghiệp, công ty rơi vào con đường phá sản do những khó khăn của nền kinh tế thì việc các doanh nghiệp đang tồn tại phải gánh chịu sức ép cạnh tranh là điều dễ hiểu.

Nói về sức ép cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trong một hội thảo về kinh doanh mới đây đã nhấn mạnh: “Doanh nghiệp Việt Nam đang phải gánh chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nội địa. Nguy cơ bị lấn sân nhà tăng lên với số lớn doanh nghiệp, trên mọi mảng thị trường, đặc biệt từ Trung Quốc”.

Không những thế, doanh nghiệp Việt còn “hứng chịu” sự cạnh tranh quyết liệt hơn tại Đông Nam Á và Đông Á khi các cam kết mới trong khu vực được thực hiện và mở rộng. Chính vì thế, Việt Nam không dễ thay đổi vị thế trong khu vực.

> Những bất lợi mới nảy sinh của nền kinh tế Việt Nam

Bất động sản - ‘Việt Nam không dễ thay đổi vị thế trong khu vực’Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Từ những diễn biến mang tính chất “khốc liệt” như trên, theo bà Phạm Chi Lan việc “sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) sẽ diễn ra trong nhiều lĩnh vực, giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau và với FDI”.

Đặc biệt, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: “Doanh nghiệp Việt Nam ở thế bất lợi do môi trường kinh doanh chậm cải thiện, năng lực cạnh tranh thấp, bối cảnh kinh tế vĩ mô khó khăn”.

Đưa ra những minh chứng cho việc doanh nghiệp Việt đang trong thời kỳ khó khăn, chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp bên ngoài bà Phạm Chi Lan cho rằng doanh nghiệp Việt đang mắc phải nhiều hạn chế.

“Doanh nghiệp hiểu biết ít, không sâu về những chính sách của các nước bạn hàng, các tổ chức kinh tế liên quan. Bên cạnh đó là những hạn chế về các nguồn lực cần thiết như con người, tài chính, tổ chức và kỹ năng kinh doanh quốc tế, công nghệ, hạ tầng thương mại, thông tin nghiên cứu dự báo…”, chuyên gia này nói.

Ngoài ra, tính liên kết nội bộ, liên kết với các đối tác, chưa tham gia các chuỗi cung ứng, mạng kinh doanh hữu hiệu… cũng là những hạn chế không nhỏ của các doanh nghiệp Việt.

Nền kinh tế đang chìm lắng, doanh nghiệp vướng mắc không ít hạn chế mang tính cố hữu, rõ ràng cơ hội với doanh nghiệp Việt không phải không có nhưng thách thức cũng là chuyện đã ít nhiều được các chuyên gia dự báo.

> Tổng giám đốc Tập đoàn Phú Thái nói về phát triển giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Phan An  

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.