Hành lá loại rau dễ "tắm" thuốc trừ sâu
Hành lá là loại rau củ quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Chúng rất dễ trồng và sinh trưởng được trong nhiều môi trường khác nhau. Ngoài ra, trong thành phần của hành lại chứa lượng lớn vitamin C và nhiều dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe. Điều đáng nói hành lá và một số loại rau chứa allium khác có thể ngăn chặn sự phát triển của ung thư, đặc biệt là ở dạ dày. Nhiều nhà nghiên cứu không chắc chắn bằng cách nào nhưng họ tin rằng một hợp chất gọi là allicin - chất khiến hơi thở có mùi tỏi sẽ giúp ngăn chặn tế bào nguy hiểm chuyển thành ung thư hoặc làm chậm tốc độ khối u lây lan.
Đặc biệt từ lâu, trong y học đã chiết xuất tinh chất hành, tỏi và họ hàng của chúng để làm thuốc thuốc chữa bệnh. Vì chúng có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm và virus. Nhiều phòng nghiên cứu đã thí nghiệm trên một số loại hành cho thấy, ở nồng độ đủ cao, loại thực phẩm này có thể tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của vi khuẩn salmonella hoặc E. Coli.
Để cây hành phát triển tốt, bà con cần nắm vững một số biện pháp phun trừ sâu bệnh. Tuy nhiên có nhiều nơi chưa hết thời gian đã hái đi bán dễ gây hại sức khỏe.
Loại rau này ngoài các bệnh do nấm và vi khuẩn, cây hành còn bị đối tượng sâu xanh da láng gây hại bằng cách đục vào thành vách bên trong dọc hành rồi đẻ trứng. Sâu non nở ra tiếp tục ăn phần thịt dọc gây nên hiện tượng rũ dọc. Đối tượng sâu hại này rất khó phun trừ vì chúng nằm trong dọc. Bà con nên tìm, ngắt tỉa những dọc có triệu chứng bị rũ rồi đem tiêu huỷ ở nơi xa ruộng là hiệu quả nhất.
Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình các bà nội trợ khi đi chợ nên bỏ túi mẹo hay sau:
- Mua hành, nên chọn hành lá còn tươi là hành có thân màu xanh đậm, vì vậy nếu hành còn tươi thì lá sẽ xanh tươi từ gốc đến tận ngọn trừ phần củ có màu trắng.
- Nếu thấy hành lá bị vàng, úa thì không nên mua vì hành đã bị hỏng, không giữ được hương vị tươi ngon.
- Nên chọn hành lá còn rễ, hành lá có phần gốc đầy đặn không xây xát.
- Nên chọn hành lá có phần gốc đầy đặn không xây xát, nếu không lượng dinh dưỡng có trong hành lá sẽ bị hao hụt đi.
- Hành lá nếu còn tươi ngon thì không chỉ lá có màu xanh đậm và củ có màu trắng tinh. Tuy nhiên nếu thấy củ hành ngả màu vàng hay bị thối, thì không nên mua vì hành đó đã để lâu, không giữ được hương vị thơm ngon.
- Biết cách chọn hành lá còn rễ. Thông thường khi nhổ hành lá người ta sẽ nhổ cả rễ, sau đó rửa sạch rồi đem bán. Nếu thấy hành lá có rễ trắng, tươi thì có nghĩa là hành đó mới nhổ, còn nếu rễ đã ngả vàng hay bị thối rụng thì hành đã cũ.
Nấm hương - loại thực phẩm dễ bị "tẩm" hóa chất
Ở Việt Nam nấm hương là một thực phẩm được nhiều gia đình lựa chọn. Tùy theo vùng miền nấm hương có tên gọi khác nhau như hương tín, hương tẩm, hương cô, đông cô... Theo quan niệm của y học cổ truyền, nấm hương vị ngọt tính bình, có công năng bổ tỳ ích khí, dưỡng huyết hòa huyết, tiêu đờm, chữa được bệnh sởi (đậu chẩn).
Là một loại thực phẩm thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng nên loại rau này có nhiều cách dùng khác nhau. Đơn giản nhất là ăn riêng nhưng thông thường người ta hay sử dụng nó như một thứ phụ trợ trong các món ăn được chế biến từ nhiều loại thực phẩm.
Nấm hương dùng để nấu canh và chế biến các món xào và nó là vua của các loại nấm bởi nó ăn được, bồi bổ được, có thể dùng làm thuốc. Theo dân gian, nấm hương thường được sử dụng để chữa trúng gió, đau đầu, chóng mặt và bệnh dạ dày. Còn các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nấm hương tăng cường hệ thống miễn dịch, làm giảm các khối u và ngăn ngừa ung thư.
Mặc dù nấm hương tốt nhưng hiện nay một số người vì lợi nhuận trước mắt mà sử dụng chất bảo quản không rõ nguồn gốc cho thực phẩm. Đặc biệt những gói nấm không ngày sản xuất, không hạn sử dụng, bảo quản sai quy định, nhưng các loại nấm tươi vẫn đang được bày bán tràn lan khắp các khu chợ. Theo đó bạn cần chọn nhưng nơi uy tín để mua thực phẩm để tránh "rước bệnh vào thân".
Nếu ăn nấm nếu thấy khó chịu, buồn nôn, choáng váng, đau bụng dữ dội, nhìn không rõ, sốt... phải lập tức đến bệnh viện. Trước đó, cần có các biện pháp sơ cứu đơn giản như gây nôn, hoặc tìm những thuốc dễ thấy để rửa ruột nhằm loại bỏ những thành phần độc hại trong nấm mà cơ thể chưa kịp hấp thu, nhờ đó giảm nhẹ mức độ ngộ độc. Sau khi sơ cứu, phải đưa ngay người bệnh đi cấp cứu để được xử trí kịp thời.
Mẹo hay rửa rau củ quả đúng cách để loại bỏ thuốc trừ sâu, vi khuẩn
- Sau khi rửa rau qua một lần bằng nước, dùng nước vo gạo để ngâm tối đa trong 15 phút, mục đích để trung hòa tính độc tố ở thuốc trừ sâu.
- Làm nóng ở nhiệt độ cao cũng làm cho thuốc trừ sâu phân giải, một số loại rau chịu nhiệt như súp lơ, đỗ, rau cần… sau khi rửa sạch, chần qua bằng nước nóng 2 phút làm cho lượng thuốc trừ sâu suy giảm 30%, sau đó nấu ở nhiệt độ cao, như vậy sẽ tẩy trừ được 90% lượng thuốc trừ sâu.
- Đặc biệt, ánh nắng mặt trời làm cho lượng thuốc trừ sâu trên rau bị phá vỡ, phân giải. Để rau dưới ánh nắng mặt trời 5 phút, lượng thuốc trừ sâu tàn lưu trên rau như thủy ngân hữu cơ, clo hữu cơ giảm được khoảng 60%.
Trúc Chi (t/h)