Ai cũng biết thực phẩm chính là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng lớn cho sự phát triển của cơ thể, nó tạo ra năng lượng giúp cơ thể có thể hoạt động và làm việc hiệu quả. Nhìn chung, bản thân mỗi thực phẩm đều mang giá trị dinh dưỡng riêng của nó, loại nào cũng sở hữu những lợi ích khác nhau.
Chúng ta vẫn được khuyên rằng "ăn chín uống sôi" để có sức khỏe tốt. Tuy nhiên có một số loại thực phẩm chỉ nên ăn sống mới tốt, vì khi nấu chín sẽ phá hủy hầu hết các dưỡng chất bên trong. Dưới đây là 3 thực phẩm không nên nấu chín.
Hành tây
Hành tây là nguyên liệu chủ yếu trong nhiều món ăn, được chế biến rất đa dạng, từ nướng, luộc, chiên, rang, xào, lăn bột hoặc thậm chí là ăn sống. Mặc dù, có nhiều kích thước, hình dạng và màu sắc khác nhau nhưng loại hành tây phổ biến nhất thường có màu trắng. Tùy thuộc vào giống và mùa, hương vị của hành tây dao động từ dịu nhẹ và hơi ngọt, đến rất cay và nồng.
Ăn hành tây sống rất ít calo, chỉ khoảng 40 calo trên mỗi 3,5 ounce (100 gram). Một củ hành tươi có 89% là nước, 9% carbs và 1,7% chất xơ, kèm theo một lượng nhỏ protein và chất béo. Cụ thể, các chất dinh dưỡng chính trong 100 gram hành tây sống bao gồm: 40 calo, 89% nước, 1,1 gram Protein, 9,3 gram Carbs, 4.2 gram đường, 1,7 gram chất xơ,
0,1 gram chất béo.
Hành tây có thể phòng ngừa ung thư nhờ thành phần flavonoid quercetin. Khi ăn sống, bạn sẽ hấp thu tối đa flavonoid quercetin. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy khi hành tây được làm nóng trong lò nướng, những dưỡng chất tốt cho tim mạch của hành hoàn toàn biến mất sau 30 phút.
Ớt chuông đỏ
Ớt chuông có thành phần chất dinh dưỡng khá giàu gồm: Vitamin A, vitamin C và các chất dinh dưỡng khác. Hàm lượng vitamin A trong 149 gam chuông xanh cung cấp khoảng 551 IU vitamin A, tương đương với một chén nhỏ. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin A trong ớt chuông đỏ nhiều hơn và tốt hơn cho sự phát triển của thị lực và mắt.
Trong ớt chuông đỏ có nhiều vitamin C, đáp ứng 150% nhu cầu vitamin C một người cần trong ngày. Loại thực phẩm này cũng chứa rất ít calo nên thích hợp với người đang ăn kiêng. Nhưng nếu bạn nấu ớt chuông đỏ với nhiệt độ cao thì sẽ làm phá hỏng lượng vitamin C dồi dào này.
Loại thực phẩm chứa nhiều chất oxy hóa và ngăn tế bào ung thư phát triển. Ớt chuông đỏ khi ăn không cay nên bạn có thể ăn sống để giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường và bệnh mất trí nhớ Alzheimer...
Tỏi
Tỏi là một loại nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,...
Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,...
Tỏi cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao, mang đến hiệu quả trong việc điều trị bệnh cảm cúm, hỗ trợ điều trị tiểu đường, cải thiện thị lực, giúp xương thêm chắc khỏe..
Khi ăn tỏi sống chúng ta cảm thấy có vị hăng, cay và dễ bám mùi trong miệng nên nhiều người không thích. Tuy nhiên tỏi nếu nấu chín sẽ làm tác dụng của nó biến mất, không còn tốt cho sức khỏe.
Theo một nghiên cứu cũng chứng minh luộc tỏi trong 20 phút sẽ làm ức chế hoàn toàn hoạt động kháng khuẩn và nấu 1 phút trong lò vi sóng sẽ phá hủy 100% khả năng chống ung thư. Vậy nên nếu muốn hấp thu chất dinh dưỡng từ tỏi chúng ta nên cố gắng ăn tỏi sống.
Trúc Chi (t/h)