Điểm danh những lợi ích tuyệt vời của rau má
Loại rau này là một loại thảo mộc có nguồn gốc ở châu Á. Nó có tên khoa học là Centella asiatica và được sử dụng như một loại rau ẩm thực và một loại dược thảo. Loại rau này mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta từ tăng cường nhận thức đến chữa rạn da, giải độc cơ thể.
- Tăng cường trí nhớ: Một nghiên cứu đã được thực hiện để so sánh tác dụng của rau má và axit folic trong việc tăng cường chức năng nhận thức ở những bệnh nhân đã hồi phục sau đột quỵ. Nghiên cứu nhỏ này bao gồm ba nhóm người: Nhóm đầu tiên sử dụng 1000 mg rau má mỗi ngày, nhóm thứ hai uống 3 mg axit folic mỗi ngày và nhóm thứ ba lại sử dụng 750 mg rau má mỗi ngày. Đáng chú ý axit folic và rau má đều thực sự có tác dụng kỳ diệu trong việc điều trị các chức năng nhận thức. Thế nhưng, nghiên cứu cho thấy rau má hiệu quả hơn axit folic trong việc tăng cường trí nhớ.
- Giải độc: Loại rau này rất tốt cho sức khỏe. Trong các nghiên cứu gần đây đang nghiên cứu tác dụng của rau má đối với độc tính ở thận và gan bởi nó có thể làm giảm tác dụng phụ của kháng sinh isoniazid
- Giảm lo âu và căng thẳng: Rau má có chứa Triterpenoids giúp giảm lo lắng và cải thiện sức khỏe tâm thần. Loại thảo dược này mang lại sự bình tĩnh và tỉnh táo cho tâm trí và cơ thể của chúng ta tới 100%. Rau má thường dùng để điều trị các triệu chứng lo âu vì nó có thể làm giảm phản ứng của phản xạ giật mình với âm thanh, được coi là dấu hiệu chính cho thấy một người đang bị căng thẳng tinh thần nặng nề.
- Trị rạn da hiệu quả: Hợp chất hóa học có tên Terpenoids trong rau má làm tăng sản xuất collagen trong cơ thể. Nhờ đó nó có khả năng làm lành sẹo và vết rạn da, đồng thời ngăn ngừa da hình thành các vết rạn mới.
- Chống nắng tự nhiên: Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, rau má vị đắng, hơi ngọt, tính mát. Nó được đánh giá là loại thảo dược bổ ích để giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, chữa say nắng, trị chấn thương, viêm amidan, điều trị tình trạng mệt mỏi, trầm cảm, rối loạn tâm thần... Đặc biệt mùa hè là thời điểm vàng để chúng ta tiêu thụ rau má, không chỉ bởi chúng giúp giải nhiệt mà còn ở công dụng chống nắng tự nhiên. Rau má có thể giúp tăng hoạt động chống oxy hóa trên da, từ đó bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím và các tác nhân môi trường khác. Loại rau này có tác dụng hỗ trợ sản xuất collagen, ngăn ngừa nếp nhăn, đổi màu và các dấu hiệu lão hóa khác. Ngoài ra, nước rau má được biết đến với khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng tóc yếu và giảm gãy rụng. Nguồn vitamin, khoáng chất dồi dào trong rau má có lợi cho sức khỏe da đầu, từ đó giúp tóc trở nên dày và chắc khỏe hơn.
Gợi ý những cách sử dụng rau má để làm đẹp, bồi bổ sức khỏe tốt nhất
- Uống nước ép rau má: Sau khi rửa sạch rau má, bạn cho vào máy xay sinh tố kèm chút nước và xay nhuyễn hỗn hợp. Tiếp theo dùng rây lọc loại bỏ bã rau má.
- Nấu canh rau má tôm khô: Chuẩn bị rau má 200g, tôm khô 50g, gia vị vừa đủ. Nấu canh tôm khô sau đó cho rau má vào. Bên cạnh vị ngon ngọt thanh từ tôm khô, thì còn là sự pha lẫn của rau má tươi xanh.
- Rau má xào thịt dê: Thịt dê tươi 500g, rau má 200g, 1 củ hành tây và gia vị vừa đủ. Thịt dê sau khi được ướp đậm đà gia vị, thì xào lên, tiếp đó cho rau má vào xào nhanh tay.
- Rau má kết hợp rau sam, sắn dây: Chuẩn bị 1 nắm rau má, 1 nắm rau sam, 30g sắn dây. Đem đi giã, cho thêm nước sôi, chắt lấy nước uống hoặc sắc uống. Có tác dụng chữa cảm sốt, khát nước, nhức đầu, da nóng, kém ăn, nổi mẩn ngứa.
Mặc dù loại rau này tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta không nên ăn quá nhiều trong thời gian ngắn. Mỗi ngày, người bình thường có thể tiêu thụ khoảng một cốc nước rau má, tương đương với lượng rau má tươi khoảng 40g. Tuy nhiên, việc sử dụng liên tục không nên kéo dài quá 1 tháng. Trước khi bắt đầu một đợt sử dụng mới, nên có thời gian nghỉ ít nhất là 2 tuần để cơ thể có thể điều chỉnh và hồi phục.
Trúc Chi (t/h)