Thịt lợn là món ăn truyền thống, thông dụng nhất trong mỗi gia đình. Thịt lợn có hai loại nạc và mỡ. Trong đó, thịt mỡ chứa nhiều chất béo trong khi lượng protein lại rất ít. Nếu ăn quá nhiều loại thịt này sẽ dẫn đến chứng béo phì hoặc máu nhiễm mỡ.
Phần lớn protein đều tập trung trong thịt nạc. Ngoài ra, thịt nạc còn chứa nhiều hemoglobin, có tác dụng chống thiếu máu. Cơ thể sẽ dễ hấp thụ Hemoglobin trong thịt hơn là Hemoglobin trong thực vật. Bởi vậy, thịt nạc có tác dụng bổ sung sắt hiệu quả hơn rau.
Đặc tính của thịt lợn là mô xơ của thịt lợn mềm và có chứa mỡ nên thịt lợn sẽ dễ tiêu hóa hơn thịt bò. Nhiều chuyên gia còn cho rằng, ăn thịt nạc thường xuyên sẽ có hiệu quả trong việc giảm ho và việc chữa trị táo bón.
Đáng chú ý, thịt lợn là một trong những nguồn vitamin B chính. Vitamin nhóm B đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể con người giúp tạo hồng cầu; Có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy một thai kỳ khỏe mạnh và sự phát triển tốt cho trẻ nhỏ; Duy trì chức năng nhận thức lành mạnh; Đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng; Điều chỉnh hệ thần kinh trung ương; Tổng hợp các axit béo. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng thiếu vitamin B có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm và các loại rối loạn chức năng não khác nhau.
Một lợi ích sức khỏe khác của việc ăn thịt lợn là nó chứa nhiều collagen. Collagen hữu ích như một loại thuốc điều trị da và mặt vì nó có thể giúp da săn chắc, ngăn ngừa hoặc giảm các triệu chứng lão hóa.
Bên cạnh lợi ích đối với sức khỏe, thịt lợn rất dễ ăn và tần suất ăn nhiều nhưng không chán so với các loại thịt khác. Thịt lợn dễ chế biến, chế biến được nhiều món ăn từ luộc, rang, chiên, nướng, kho… phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già, vì vậy thịt lợn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của từng người, từng gia đình.
Tuy thịt lợn dễ ăn nhưng không phải loại thực phẩm nào cũng có thể kết hợp. Dưới đây là những thứ bạn không nên ăn cùng với thịt lợn.
Tôm, ốc
Đông y cho rằng không nên ăn thịt lợn với tôm, ốc đồng. Sự kiêng kỵ của các món ăn này là theo tương quan ngũ hành. Ăn thịt heo với ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Lá mơ
Thịt heo chứa rất nhiều protein, dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Cần kiêng kỵ để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.
Đậu tương
Đậu tương và thịt lợn không nên nấu chung vì trong đậu có tới 60-80% là phốt pho. Nguyên tố này rất thích hợp khi kết hợp với protein trong trứng, tuy nhiên nếu kết hợp với các thực phẩm như thịt lợn, thịt cá thì hàm lượng phốt pho trong đậu tương sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc. Ngoài ra, sự kết hợp giữa đậu tương và thịt nạc, cá cũng làm cho các chất như canxi, sắt, kẽm,.. khó được hấp thụ đầy đủ vào cơ thể.
Gan dê
Một thực phẩm khác cũng kiêng kỵ ăn với thịt lợn đó chính là gan dê. Ông bà xưa có câu “Thịt lợn mà có gan dê. Não tâm hư khí khó bề hấp thu”. Các loại gan nói chung đều cấm kỵ sử dụng chung với thịt lợn đặc biệt là gan dê vì gan dê có mùi ngây, hơi hôi, khi nấu cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu. Chưa kể, theo Đông y, nếu ăn gan dê chung với thịt lợn sẽ dẫn đến tình trạng khí trệ, gây chướng đầy bụng, khó chịu và đau, có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện.
Gừng
Một số người có thói quen cho gừng vào thịt lợn khi nấu để khử mùi tanh của thịt nhưng điều này hoàn toàn sai lầm vì thịt lợn thuộc thủy, gừng sống thuộc hỏa, khi ăn vào, thủy hỏa tương khắc sẽ sinh ra chứng phong thấp, bị nổi các nốt đen ở mặt.
Thịt bò
Cùng là thịt nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong thịt heo và thịt bò hoàn toàn khác nhau. Nếu nấu chung sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng có trong cả 2 loại thịt, bởi thịt heo có tính hàn còn thịt bò tính ôn. Tốt nhất nên nấu riêng từng loại thịt, vừa đảm bảo mùi vị món ăn, vừa không làm mất chất 2 loại thịt.
Minh Hoa (t/h)