Con người vĩ đại nhất là không là ai cả

Con người vĩ đại nhất là không là ai cả

Chủ nhật, 03/11/2013 07:56

Ngạn ngữ Tây phương nói: “ Cái Tôi là cái đáng ghét” ( Le moi est haissable). Mặc dù là một câu nói được nhiều người biết, nhưng đó mới chỉ là nhận xét hời hợt về cái gọi là Cái Tôi.

Đối với ngươi Đông phương, từ mấy ngàn năm nay, Cái Tôi được các nhà hiền triết Ấn Độ, Trung Hoa khám phá và theo dõi rất kỹ lưỡng và sâu sắc; đến nỗi họ mới lập nên một nền triết học về Bản Ngã, về Cái Tôi của con người; với chủ trương: muốn hạnh phúc thì phải giải thoát bản thân khỏi những ràng buộc của Cái Tôi, hoặc chuyển hóa “Cái Tôi Rác Rưỡi” trở thành Cái Tôi thanh khiết, chân thiện. Đặc biệt, đạo Phật dạy phải nỗ lực diệt trừ “lòng chấp ngã” và luôn luôn đề cao tinh thần Vô Ngã như là một trong Tam Pháp Ấn.

DIỆT TRỪ CĂN BỆNH CHẤP NGÃ

Một nhà sư trụ trì ngôi chùa nọ thường có những biểu hiện nóng nảy, kẹo bẩn. Nhưng vốn là người từng lập chí tu hành vững chãi, nên sư luôn luôn tự quán xét biết mình mang đại bệnh “chấp ngã” rất nặng và quyết tâm trừ bò cho kỳ được.

Hôm nọ, sư gọi chú tiểu duy nhất trong chùa tới bảo:

- Từ nay thầy nhập thất một thời hạn khoảng 3 năm để tu tập, cốt để diệt trừ cái bệnh Ngã Chấp của thầy. Con chăm sóc ngày 2 bữa cho thầy và ráng chăm nom mọi việc để thầy yên tâm ẩn tu nhé?

Người đệ tử cuối đầu lãnh ý.

Sau 3 năm miệt mài tu tập, hôm nọ sư vô cùng hân hoan mở cánh cửa thất, cười:

- Ta thành công rồi. Sau thời gian tu tập vô cùng miên mật, bây giờ ta đã dứt trừ được cái Ngã Chấp rồi. Bất cứ điều gì xảy ra cũng không còn làm ta động tâm! Con hãy mừng cho thầy!

Chú tiểu bỗng dưng trề môi ra dài thượt:

- Thầy mà trừ đặng Ngã Chấp thì cũng như… con chó mà chê phân người vậy!

Sư đỏ mặt tía tai, vung nắm đấm vào ngay mặt chú tiểu:

- Thằng này hỗn, ta cho mày biết tay!

Chú tiểu hét lớn:

- Con mới thử thách chút thôi, chưa chi mà thây đã nổi cái Ngã lên rồi!

Ngay khi ấy sư ông cũng vừa tỉnh ngộ, nhưng chẳng còn kịp nữa!

Một thiền sư bình luận:

- Chúng ta chớ cười chê vị sư ấy. chỉ tiếc rằng ông ấy chưa hoàn toàn thành công như ý muốn, thật ra tự biết mình Chấp Ngã, và lập phương án tu tập để trừ khử, thì sư cũng xứng đáng là một vị chân tu rồi, nhưng đâu dễ một sáng một chiều mà thanh toán xong cái món Chấp Ngã đã từng đeo theo con người suốt hàng ức triệu kiếp nay?

Quả thật khi chúng ta thấu đạt bệnh căn của mình tức là tự hiểu biết mình. Mà trên thế gian này, có điều chi quan trọng hơn việc Tự Hiểu Mình?

Triết gia Krihnamurti đã nói: “Tự hiểu biết lấy mình, chính  là bước đầu của trí tuệ”.Cho nên câu hỏi : “Tôi là ai?” luôn luôn là vấn nạn khẩn cấp và trọng yếu nhất cho những người thao thức tâm linh đang mày mò tìm kiếm một cái gì đó. Cho đến khi họ nhận ra rằng: “Cái Tôi của bạn là Cái Ấy” (Your Self is That, hay theo Phạn ngữ Tat vam asi) thì con đường thong dong dường như đã xuất hiện trước mặt.

Hồi còn trẻ tuổi, nghe kể chuyện này chúng tôi bật cười. Sau này, qua bao nhiêu thăng trầm, bản thân tự xét  thấy mình còn kém xa ở chỗ không dám đặt ra một chương trình tu luyện bản thân để cải tạo chính mình.

Cho nên bậc anh hùng thứ thiệt chính là kẻ tự nhìn thấy khuyết điểm của mình rồi ra sức tự chuyển hóa, cho đến khi trở thành con người hoàn thiện hơn.

Thiền++ - Con người vĩ đại nhất là không là ai cả
Hình minh họa

TÔI KHÔNG BIẾT TÔI LÀ AI?

Arthur Schopenhauer (1788-1890) là một nhà triết học người Đức nổ tiếng với tác phẩm: “The World  as Will and Representation” (Thế giới như ý chí và biểu hiện). Lý thuyết siêu hình của ông chính là nền tảng cho các tác phẩm về để tài tâm lý học, mỹ học, đạo đức học và chính trị học, những tác phẩm đã để lại tầm ảnh hưởng tới các danh nhân sau này như; Friedrich Nietzche, Wagner, Ludwig Wittgenstein, Sigmund Freud và nhiều người khác.

Có thể ông ta đã đưa ra nhiều triết thuyết mới mẻ, gây cảm hứng cho nhiều triết gia nổi tiếng, có thể ông ta đã tung lên văn đàn lắm tác phẩm đặc sắc, và khởi đầu cho một sự nghiệp vĩ đại, nhưng trong thân sâu, của lòng mình, ông ta vẫn thắc mắc. Tôi là ai, mà chưa tìm ra đáp án.

Chuyển kể rằng:

Triết gia Arthu Schopenhauer hôm nọ đang bước đi một mình trên hè phố, chím đắm trong suy tư, ngẫu nhiêm đâm sầm vào người khác. Tức giận bời cú hích bất ngờ và cái dáng vẻ hờ hửng rõ ràng của đối phương, người bộ hành này hét lớn”

- “Này ông nghĩ ông là ai chứ?”

Vẫn còn đắm chìm trong suy tư, triết gia nói:

- “Tôi là ai ư?Tôi muốn biết điều ấy biết bao!”

Chẳng có ai biết cả.

Nhận thức được điều này – rằng tôi không biết tôi là ai- thì cuộc hành trình tâm linh bắt đầu.

NGƯƠI LÀ AI?

Trong kho tàng minh triết Tây phương, ta đọc được câu chuyện thế này: Giửa cơn bạo bệnh thập tử nhất sanh, một người phụ nữ bị hôn mê dài ngày. Bà ta thấy mình bị đưa ra trước Thượng đế.

Một tiếng nói vang lên:

- Người là ai?

Người phụ nữ run sợ đáp:

- Thưa con là vợ của…

Tiếng nói ấy bỗng trở nên nghiêm nghị:

- Ta không hỏi ngươi là vợ của ai. Ta chỉ hỏi ngươi là ai mà thôi!

Người phụ nữ đáng thương vẫn chưa hiểu được ý nghĩa của câu hỏi, bà ta tiếp tục thưa:

- Con hành nghề giáo viên…

Nhưng tiếng nói lại biến thành gay gắt:

- Ta không hỏi ngươi làm nghề gì.Ta chỉ muốn biết ngươi là ai mà thôi!

Nghe đến đây, người phụ nữ liền thưa:

- Con là một tín đồ Hồi giáo..

Tiếng nói tỏ ra gay gắt hơn:

- Ta chẳng hỏi ngươi có đạo hay là không. Ta chỉ hỏi ngươi là ai mà thôi!

Như một nỗ lực cuối cùng, người phụ nữ nhẫn nại:

- Con luôn giúp đỡ những người nghèo thiếu…

- Ta không cần biết người vị tha hay bác ái như thế nào, mà ta chỉ hỏi ngươi là ai!

Trong giây phút tỉnh ngộ, người phụ nữ biết được ý nghĩa cao cả của câu hỏi.

Qua cơn bạo bệnh, bà ta quyết tâm sống để tự trả lời cho bằng được câu hỏi ấy. Vì đó là câu hỏi cần giải đáp nhất.

“CÁI CỦA TÔI” CHẲNG HỀ LIÊN QUAN

Sư Tinh Vân là người sáng lập Trung tâm Phật Quang Sơn, Đài Loan. Một cơ sở Phật giáo tầm cỡ thế giới vào những năm 1950, nay là chỗ tu học, nghiên cứu, chiêm bái, tịnh dưỡng và cả tham quan du lịch cho vô số Phật tử. Cuối đời ngài nhường chức vị tọa chủ cho một môn đồ, còn bàn thân bước rong khắp nơi để tùy duyên giáo hóa chúng sanh.

Một hôm có một nhà điêu khắc phát tâm tạo tượng sư Tinh Văn.

Khi thực hiện xong bức tượng bắng sáp, ông ta thỉnh sư sang xem, sư khen là nhà điêu khắc đã tạc khéo như thật.

Huỳnh Chí  Trung nhận xét:

- Diện mạo thì rất giống, nhưng không sống dộng và toát ra thần thái dịu dàng của sư phụ.

Lâm Thanh Huyền bính:

- Giống..nhưng thiếu vẻ trí tuệ linh hoạt

Sư Tinh Vân mỉm cười, lắc đầu::

- Tượng sáp này và ta đâu có liên quan gì!

Đại Chúng liền bật cười

- Đúng là cái nhìn của bậc hiền giả.

Ngay cả bản thân chúng ta còn chưa liên quan gì đến chúng ta, tên tuồi và danh vọng cũng chẳng liên quan gì tớ mình, huống hồ một bức tượng được tạc bằng sáp ư? Nhưng, con người mê muội thì luôn luôn đồng hóa bản thân với bất kỳ sự vật nào ở bên ngoài, cho nên y thường tự chuốc lấy vô số khổ đau, trói buộc. Ngay cả những cái bên trong Ta cũng chỉ là thứ không có thật, nói chi tới cái bên ngoài.

TÔI LÀ AI?

Trong Áo Nghĩa Thư (Upanishads), một bộ luận thư nổi tiếng của Ấn Độ, có thuật một chuyện ngụ ngôn như sau:

Chàng thanh niên Svetketu về thăm gia đình với niềm tự hào lớn lao bởi vì chàng ta vừa đổ đầu kỳ thi tốt nghiệp, và người cha đã nhìn thấy Sveketu tiến vào gần ngạch cửa.

Người cha chặn lại:

- Con chớ nên vào nhà vội. Cha biết con đã thu nhập tất cả kiến thức trên thế gian này. Nhưng con có thể trả lời câu hỏi quan trọng nhất của kiếp người “TÔI LÀ AI?” hay không?

Svetketu thưa rằng:

- Thưa cha, đó không phải là chương trình học của con

Người cha bảo:

- Thế thi con hãy quay trở lại hỏi ngài viện trưởng câu hỏi ấy. Chừng nào con chưa trả lời được câu hỏi nầy, thì con chớ có quay về.

Người cha lật đật quay về bỏ mặc Svetketu đang bối rối, choáng váng “Cha ta nói rất đúng khi mà ta chưa biết mình là ai, thì những kiến thức màu mè mà ta có này sẽ dùng vào việc gì?”

Và anh ta quay trở lui, lập tức xin yết kiến ngài viện trưởng

-  Cha con vừa nói rằng tất cả những gì mà nhà trường đã ban cho con đều tuyệt đối vô dụng, phù phiếm. Bây giờ con xin ngài dạy cho con biết “Con là ai?”.

Ngài viện trưởng ngẩm nghĩ rất lâu rồi nói:

- Cha con nói rất phải. Tích lũy tất cả kiến thức thế gian thì đương nhiên là một việc dễ dàng, nhưng để trở thành một người hiểu biết “Tôi là ai?” thì quả là một công việc vô cùng khó khăn, rất khó. Xưa nay hiếm kẻ thực hiện nổi, ta chỉ ngại anh không thể nhẫn nại để thực hiện công việc gian nan khổ nhọc ấy.

Svetketu cương quyết:

- Thưa ngài, dẫu khó khăn đến mấy đi nữa, thì con cũng ráng thực hiện. Nếu không thì con không thể bước vào nhà mình một cách đàng hoàng được.

Ngài viện trưởng miễn cưỡng bảo:

- Con hãy làm theo lời ta như thê này: hãy đem 100 con bò cái này đi vào rừng, và qua việc chăn thả, làm sao cho chúng sinh sôi để phát triển thở thành 1.000 con bê con. Hãy cứ an lòng ở trong  rừng sâu hẻo lánh, nơi không một ai bén mảng, cho đến khi đủ số 1000 con, thì hãy trở về với thế giới loài người.

Như tuân theo một mệnh lệnh, Svetketu mang 100 con bò cái vào rừng sâu, nơi chưa hề lưu vết chân của cn người

Y chỉ biết chăm sóc đàn bò. Ăn với bò, ngủ với bò, chơi đùa với bò. Xung quanh y chỉ là một bầu không khí cô tịch và im lặng hoàn toàn.

Bao nhiêu tri thức, đạo lý nhiệm màu và uyên áo mà y được học hỏi trong nhà trường, bây giờ Svetketu dường như đã quên bẵng. Bởi vì loài bò thì dường như không bao giờ biết tới kinh điển, hoặc minh triết, đạo lý nhân sinh. Bò chỉ nhai cỏ, nhai đi nhai lại và thảng hoặc bò lại rống lên vài ba tiếng cho vui, chứ loài bò thì không hề băn khoăn thao thức bất cứ điều gì. Riết rồi Svetketu cũng quen dần.

Rất lâu, cho đến lúc nào đó, Svetketu quên mất bản thân mình. “Quên, quên, quên đã mang trái tim người!”

Hôm nọ, các sinh viên đã thấy từ xa 1000 con bò đang tụ tập đứng chung quanh trường học, và họ vào báo với ngài viện trưởng: “Svetketu đang trở về cùng 1000con bò”.

Quả thật như vậy, Svetketu đã trở về và đứng ở đó giống hệt như một con bò chìm lẫn trong 1000 con bò khác, im lặng.

Và Svetketu không cần nói lấy một lời.

Ánh mắt của Svetketu đã trở nên thuần khiết, nhu nhuyển và không ngừng tỏa sáng. Ngài viện trưởng kinh ngạc, chăm chăm nhìn Svetketu. Svetketu cũng dịu dàng nhìn ngài, không chờ đợi việc gì xảy ra cả.

Nhưng Svetketu vẫn đứng bất động, không nói gì, dường như Svetketu đã quên mất đường về nhà. Ngài viện trường khiến một sinh viên dẫn lối cho anh ta. Svetketu chỉ biết bước đi theo.

Người cha lại trông thấy con mình qua khung cửa sổ, ông ta kinh ngạc:

- Lạy trời, con trai tôi đã thực sự biết mình là ai rồi. Nhưng bản thân tôi cũng chưa biết Tôi là ai, làm sao bây giờ?. Thế là ông ta tất tả chạy ra cửa sau, vừa bảo vợ:

- Con chúng ta đã trở vế và biết mình là ai. Tôi phải trốn đi gấp. và sẽ không bao giờ quay về, nếu chừng nào tôi chưa biết rõ Tôi là ai.

KHÔNG AI CẢ

Descartes, triết gia Pháp lừng danh thế giới với tác phẩm phương pháp luận, đã để lại một danh ngôn thường được nhắc nhỡ trong các giảng đường đại học, hoặc được trích dẫn trên các trang sách của các nhà nghiên cứu, các tiểu luận của các sinh viên: “Je pense donc je suis” Nghĩa là “Tôi tư duy, như vậy tôi hiện hữu”. có một cái tôi thật sự và cũng có sự tư duy thật sự. Cái tôi và tư duy gắn bó keo sơn với nhau, bởi vì không thể tư duy nếu không có cái tôi. Cái tôi chính là cuống rún của vũ trụ là vậy.

Hơn thế nữa, không riêng gì Descartes mà toàn bộ nền triết học Tây phương, đều xây dựng trên một Cái Tôi thường hằng, bất biến. Điều này cũng dễ hiểu, nếu chúng ta nhận ra rằng, hết thảy hoạt cảnh trong vũ trụ này, hết thảy sản phẩm do tâm ý thức con người tạo ra đều bắt đầu từ một cái tôi năng động, thông minh và không chấp nhận sống theo cái đã cũ. Toàn bộ nền văn minh Hy Lạp la-mã đều đặt cơ sở trên cái tôi ấy. Do vậy, suốt 2000 năm văn minh, người Tây phương luôn luôn nương tựa vào một cái tôi có thật, bền vững, và như vậy, họ suy nghĩ, hành động và định hướng cuộc sống trên cái tôi mà họ hết lòng tin vào năng lực gần như tuyệt đối của nó. Hiểu ngược lại cái tôi cũng là đầu mối của tất cả tai họa thảm khốc xảy ra triền miên trên khắp hành tinh, và dường như không có ai có thể ngăn chận nổi.

Nhưng các bậc hiền giả của nền minh triết phương Đông thì dường như không đi theo lối ngõ kia, ngoại trừ Khổng Từ mà chúng ta được biết như là một nhà lập thuyết chính trị, nhà cải cách xã hội, hơn là một triết gia. Mặc dù ngài nỗ lực san định Kinh Dịch một tác phẩm triết học cổ đại có giá trị vượt bậc.

Với cái nhìn “Vạn vật đồng nhất thể”, Lão tử không chấp nhận một cái Tôi của mình đứng tách riêng ra khỏi Cái Tôi bát ngát bao la vô hạn của vũ trụ. Ngài chủ trương con người muốn hạnh phúc thì nên quên cái tôi của mình (Vọng ngã) để hòa nhập với cái tôi lớn lao hơn, cao rộng hơn, tạm gọi là “Thái Cực”, “Vạn Vật chi mẫu”, “Vô vị chân nhân”, “Hỗn Độn”, “Cốc Thần”…

Người Ấn Độ thì tiến xa hơn với sự góp sức của công phu thiền định như là một đặc chất của nên văn hóa tâm linh mà trên thế giới không có một xứ sở nào được như vậy- suốt 7 ngàn năm lịch sử, họ bỏ ra nhiều thiên niên kỷ để quan sát Cái Tôi theo nhiều góc độ, dạng thức khác nhau, cuối cùng họ tuyên bố: Cái Tôi là cái không thật có.

Cuộc sống con người chỉ là những chuỗi nghiệp chướng nối tiếp nhau mà không có một cái chủ thể gọi là Cái Tôi. Có hành động nhưng không có người tạo tác. Có tác nhân nhưng không có kẻ chịu quả báo. Có vô số diễn tiến của cuộc sống nhưng không có cái tôi, tương tự như chúng ta đi trên một máy bay gọi là Cuộc Sống, nhưng không có Phi Công hoặc không có Phi hành Đoàn. Đối với những người duy lý thì câu trả lời này có vẻ  mâu thuẫn, nghịch lý không thể chấp nhận.

Khi một người tỏ ra nghi ngờ:

Nếu nói như vậy thì ai là kẻ thọ nhận tất cả những quả báo đã được gây ra trong quá khứ?

Lập tức các đạo sư trả lời:

- Dĩ nhiên, có một số mê lầm, vọng cháp đứng ra nhận chịu những nghiệp quả quá khứ, nhưng đó không phải là Cái Tôi thật. Thật ra, đó chỉ là một thứ Chấp Ngã mà chúng sanh tưởng nhầm rằng là Cái Tôi thật sự.

Nguyễn Xuân Chiến

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.