Những lợi ích của su hào đối với sức khỏe
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì: Su hào chứa nhiều nước và chất xơ, tạo cảm giác no lâu nên được xem là một trong những thực phẩm hỗ trợ giảm cân an toàn và hiệu quả, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Cải thiện thị lực: Củ su hào rất giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất carotene, nhất là beta-carotene giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Do đó, bổ sung su hào vào chế độ ăn uống là điều cần thiết để có đôi mắt khỏe mạnh.
Tăng cường hệ miễn dịch: Trong củ su hào chứa nhiều vitamin B6, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa protein, phát triển tế bào hồng cầu và chức năng miễn dịch.
Tốt cho hệ tiêu hóa: Su hào có nhiều chất xơ, cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, đáp ứng được khoảng 17% nhu cầu chất xơ hàng ngày của cơ thể. Chất xơ hòa tan trong nước giúp duy trì lượng đường và cholesterol trong máu khỏe mạnh. Còn chất xơ không hòa tan thúc đẩy nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.
Giảm căng thẳng: Báo Lao động dẫn nguồn trang Dr. Axe cho biết, su hào chứa nhiều kali giúp giảm căng thẳng mạch máu hiệu quả. Đồng thời, giúp tăng tuần hoàn máu, cung cấp oxy cho các vùng trọng điểm, nhờ đó làm giảm các rủi ro về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Ngoài ra, kali cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết chất lỏng trong cơ thể.
Phòng bệnh ung thư: Có thể nhiều người không biết các thành phần dinh dưỡng trong su hào có công dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư cũng như cải thiện chức năng của gan, phổi. Ngoài ra, su hào rất giàu lưu huỳnh giúp hỗ trợ sản xuất indole-3-carbinol và isothiocyanates. Nhờ đó giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Làm thuốc: Su hào có thể dùng cả củ, lá để làm thuốc. Với chứng đờm tích, dùng lá su hào nấu với dầu vừng, ăn và uống cả nước. Củ su hào nấu thành những món ăn hàng ngày giúp hỗ trợ trị chứng viêm loét dạ dày, tá tràng. Ngoài ra, có thể dùng su hào với những vị thuốc khác, ăn sống hoặc giã nát đắp ngoài da hỗ trợ trị bệnh.
Không chỉ củ su hào lá loại cây này cũng rất tốt cho sức khỏe. Đúng như tên gọi, loại rau này là phần lá non của cây su hào. Loại rau này rất giàu vitamin C, vitamin A, axit folic, v.v., và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và giảm sưng tấy.
Điều đáng nói mùa thu, do thời tiết hanh khô nên dễ gây nội hỏa, ăn lá su hào có tác dụng thanh nhiệt, giảm hỏa hiệu quả, còn có tác dụng ngăn ngừa loét miệng, ngứa da và các vấn đề khác.
Cách chế biến lá su hào xào đậu phụ
Nguyên liệu: Lá su hào, đậu phụ, hành tây, tỏi, ớt đỏ khô, nước mắm, dầu ăn và muối.
Cách làm:
- Đầu tiên đậu phụ chần qua, cắt nhỏ, để riêng, rửa sạch lá củ cải, cho nước vào nồi đun sôi, cho lá su hào vào chần qua, vớt ra để nguội, để ráo nước rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.
- Tiếp theo đun nóng một lượng dầu thích hợp trong nồi, cho tỏi băm và ớt đỏ khô vào xào cho đến khi có mùi thơm. Cho đậu phụ cắt nhỏ và lá su hào vào xào đều, thêm chút muối, xào đều và dùng.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100 gram su hào cung cấp 27 kcalo, 1,7 g chất đạm, 6,2 g carbohydrate, 3,6 g chất xơ, 24 mg canxi, 19 mg magiê, 46 mg phốt pho, 350 mg kali, 20 mg natri, 62 mg vitamin C, 22µg beta caroten, 16 µg folate.
Trúc Chi (t/h)