Không ai có quyền định đoạt số mệnh cho người khác

Không ai có quyền định đoạt số mệnh cho người khác

Thứ 5, 14/11/2013 19:48

Nhân quả nghiệp báo là định luật chung cho mọi người, ai làm việc ác thì người ấy phải thọ nhận quả ác, ai làm lành thì cũng chính người ấy hưởng quả lành, điều đó có nghĩa không ai có quyền định đoạt số mệnh hay ban phước giáng họa cho người khác.

Tôn kính Phật là công đức căn bản sinh ra mọi công đức, là tâm hạnh căn bản sinh ra mọi tâm hạnh.

Đức Phật là vị thánh tuyệt đối của toàn vũ trụ với vô số những đức tính cao cả tuyệt vời. Chúng ta đặt lên Ngài lòng Tôn kính là chúng ta đã gieo vào tâm mình hạt giống thánh thiện của những thánh tính tuyệt đối. Một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ thành tựu đạt được những tính chất oai nghi trầm hùng rực rỡ của Phật. Bởi vì “ThếTôn có giới, đại giới, lời nói đúng theo việc làm, việc làm đúng theo lời nói’ sự thật như thế nào thì Ngài nói như thế ấy, không nói lời thêu dệt, thêm bớt, sai sự thật.
 
Ví dụ, nhân quả nghiệp báo là định luật chung cho mọi người, ai làm việc ác thì người ấy phải thọ nhận quả ác, ai làm lành thì cũng chính người ấy hưởng quả lành, điều đó có nghĩa không ai có quyền định đoạt số mệnh hay ban phước giáng họa cho người khác. Ngài ví mình như“ người dẫn đường trong sự nghiệp cứu độ chúng sinh, Ngài không có quyền thưởng hay phạt bất cứ ai, Ngài chỉ hướng dẫn: đây là khổ, đây là nguyên nhân dẫn đến khổ, đây là an lạc hạnh phúc, đây là con đường dẫn đến an lạc, chúng sinh tự mình quyết định lựa chọn một trong hai con đường đó, Ngài rất thương chúng sinh sống trong đau khổ, nhưng Ngài không thể làm gì được khi chúng sinh luôn vẫn tạo các nhân nghiệp tham sân si.

Thiền++ - Không ai có quyền định đoạt số mệnh cho người khác

Đây là một bằng chứng cụ thể để chứng minh câu: “lời nói đúng theo việc làm, việc làm đúng theo lời nói”. Tuy nhiên, quá trình giáo hóa, vì căn cơ và trình độ chúng sinh khác nhau nên Ngài phải sử dụng phương tiện dẫn dụ chúng sinh, nhằm mục đích thành đạt sự giác ngộ giải thoát. Ở đây xin cần chú ý, phương tiện nào cũng mang mục đích giác ngộ giải thoát, không phải lợi dụng tính phương tiện trong Phật pháp che mắt thế gian, để thoả mãn ý đồ xấu xa đen tối của chính mình. Ý nghĩa lời Phật dạy thật sâu sắc, không những nói lên tinh thần trách nhiệm của đức Phật, còn gợi ý cho chúng ta kiểm tra lại lời nói và việc làm của mình, có phù hợp với tinh thần Phật pháp hay không, chúng ta có  ý thức trách nhiệm đối với nhân loại chịu trách nhiệm trước lời nói của mình không, lời nói và hành động có đi đôi với nhau không. Dẫu biết rằng chúng ta chưa phải là một bật Thánh, nhưng chúng ta là đệ tử của Ngài, đang học theo lời dạy của Ngài, do vậy cần phải cẩn thận lời nói, và phải biết hổ thẹn khi phát hiện lời nói và việc làm của mình mâu thuẫn giữa lý trí và cảm xúc trái tim.
 
Trong tâm chúng ta luôn luôn đang tồn tại một bản ngã cực kỳ nguy hiểm. Bản ngã đó bí mật chi phối toàn bộ ý nghĩ hành vi của chúng ta. Thật là bất hạnh một đệ tử Phật mà không hiểu Phật, không tôn kính Phật thì rất đáng thương về nhân cách đạo đức. Dù người này có trình bày đạo lý cao siêu như thế nào, nhưng nếu họ thiếu lòng tôn kính Phật thì chúng ta khoan cho đó là người biết tôn kính Phật. Người có lòng tôn kính Phật nên xây dựng nền tảng biết khôn ngoan kính Phật để tạo cho mình một thế giới nền tảng công đức vững chắc nhằm giúp cho đời tu của mình sống một đời vị tha thương yêu muôn loài và khiêm hạ.
 
Trước hết chúng ta phải xác định rằng Phật là Đấng Chánh Giác với sự giác ngộ tối thượng, mà đại biểu cụ thể nhất chính là Đức Phật Thích Ca có thật trong trong lịch sử. Mỗi cử động của Phật như gói trọn trong đó vô lượng giải thoát, vô lượng bình an, vô lượng trí tuệ. Đó là ba ngàn oai nghi tám muôn tế hạnh của Phật và chư Đại Bồ tát. Chúng ta là những chúng sinh bị nghiệp lực si mê trầm luân, nay có duyên lành gặp được Phật pháp cảm nhận giá trị mầu nhiệm của Đức Phật. Chúng ta cố gắng tích lũy lòng tôn kính Phật đủ để cất cánh lên bầu trời công đức bao la thì mới vĩnh viễn không còn sợ đọa vào ba ác đạo của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh
 
Tương tự với những chúng sinh sống với tâm ác độc, ích kỷ, không tôn trọng thần thánh. Họ cũng đang tạo thành một thế giới nội tâm địa ngục cái đà đi về đọa xứ. Khi đời sống bất thiện như thế đủ duyên nghiệp ác thì họ sẽ vẫn đọa vào ác đạo không có ngày trở lên. Đây là chỗ không dùng ngôn ngữ để diễn tả được, chỉ tâm chúng ta tự biết mà thôi.
 
Nếu ai mỗi ngày quỳ xuống trước Phật với trọn lòng thiết tha tôn kính đến tuyệt đối, cảm thấy thân tâm này, mạng sống này đều dâng lên Phật, từng ý nghĩ đều theo lời Phật dạy, thì người này về sau sẽ chứng thành đạo quả vô lượng vô biên.

Là đệ tử Phật, nhất là người xuất gia cũng như người tại gia, chúng ta cũng mong ước dựng lập nơi mình vô lượng tâm hạnh tốt đẹp để chính cuộc đời mình được an lạc và đủ duyên phước đức để làm lợi ích cho chúng sanh. Nhưng vô lượng tâm hạnh đó không thể thành tựu nếu thiếu tâm hạnh ban đầu là lòng tôn kính Phật.
 
Người xưa có nói ”Kính thầy mới được làm thầy”, cũng vậy, chúng ta có tôn kính Phật thì chúng ta mới dần dần đạt được những đức tính của Phật nơi tâm của mình.Chúng ta có tôn kính một bật Thánh nào đó thì chúng ta mới thành tựu một phần các tính chất của bật Thánh đó.
 
Chúng ta muốn tâm mình sinh tồn, nên duy trì bảo vệ tràn đầy lòng Từ bi thương yêu tất cả chúng sinh vì chúng ta biết lòng thương yêu chúng sinh là một lý tưởng đẹp, đẹp như một ánh trăng rằm mà tất cả thánh nhân đều ngợi ca, tất cả thế gian đều nương tựa.  Chúng ta suốt đời hướng tới, phấn đấu những mong đạt được lý tưởng Từ bi đó. Nhưng hầu như ai cũng nhận ra rằng dù đã cố gằng nhiều mà tâm Từ bi chúng ta vẫn phát triển rất ít. Chấp ngã từ ngàn đời luôn cản trở không cho ta thương yêu mọi người một cách dễ dàng. Chúng ta không đủ tâm thương yêu chân thật đối với mọi người từ đó vẫn còn những phiền não giận hờn trách móc chê bai lẫn nhau mãi. Định nghĩa này có ý nghĩa nói lên tinh thần bổn phận trách nhiệm của Ngài đối với những gì mà Ngài đã nói. Nói cách khác, những lời Ngài giảng dạy là đạo lý nguyên tắc sống cho con người, hay cách đối xử với con người với xã hội và thế giới tự nhiên. Ngài chịu trách nhiệm trước lời nói ấy, chính Ngài đã hiểu như vậy và làm như vậy nên Ngài đã được giải thoát. Nếu chúng ta hiểu và làm đúng như lời Ngài đã chỉ dạy, thì chúng ta cũng sẽ được giác ngộ và giải thoát như Ngài.
 
Như Lai dấn thân vì hạnh phúc an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương như biển đại dương tưởng cho đời loài Trời và Người. Một vị Ðại sư đầy đủ đức tánh như vậy, chúng ta thật khó tìm thấy được trong quá khứ cũng như trong hiện tại, trừThếTôn.” Chúng ta cố gắng thực hành biết Tôn kính Phật đó là một đối tượng bên ngoài, một vị thánh siêu tuyệt không có một sơ hở nhỏ trong nhân cách, để rồi cùng nhau tưởng nhớ đến Đức từ Phụ xây dựng nên một cảnh sống yên vui bền vững tạo cảnh Cực Lạc giữa Ta bà này.

Nhuận Hải

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.