Loại củ chứa chất "kịch độc", cái số 1 đẹp mắt mâm cơm nhà nào cũng có

Loại củ chứa chất "kịch độc", cái số 1 đẹp mắt mâm cơm nhà nào cũng có

Chủ nhật, 01/09/2024 11:00

Có một số loại củ ăn thơm ngon nhưng nếu không biết cách chế biến sẽ dễ gây ngộ độc, loại đầu bảng chợ quê bán đầy.

Ăn khoai tây mọc mầm rất độc

Khoai tây rất bổ dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng khi củ khoai tây mọc mầm nhiều người vì tiếc nên cắt bỏ phần mầm đi và tiếp tục dùng khoai tây. Điều này là sai lầm, vì nếu như bạn gọt bỏ mầm mọc trên củ khoai, chất độc vẫn còn lưu trong phần còn lại, có thể sẽ gây ngộ độc ở một mức nhẹ hơn, giống như cảm giác trúng gió.

Loại củ chứa chất "kịch độc", cái số 1 đẹp mắt mâm cơm nhà nào cũng có- Ảnh 1.

Khoai tây mọc mầm bạn cần bỏ ngay tức thì, không nên tiếc. Ngộ độc khi ăn khoa tây mọc mầm có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thần kinh, mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốc, hạ thân nhiệt...Trường hợp nặng có thể gây tử vong do hệ thần kinh trung ương bị tê liệt và ngừng tim. Ảnh minh họa.

Bởi khi củ khoai tây mọc mầm thực sự là loại rau củ ngậm đầy độc tố mà nhiều người vẫn ăn. Trong khoai tây mọc mầm có một lượng lớn solanine, chất có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 -0,4 gram trên 1kg trọng lượng cơ thể.

Nếu chẳng may ngộ độc khoai tây mọc mầm sẽ có dấu hiệu nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, tê liệt hệ thần kinh trung ương, hôn mê và trong một số trường hợp hiếm gặp là tử vong. Dù tình trạng ngộ độc solanine nặng do ăn khoai tây chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt (do ăn quá nhiều khoai tây và ăn cả mầm khoai) nhưng tốt nhất bạn nên tuyệt đối vứt bỏ khoai tây đã mọc mầm hay phần vỏ đã chuyển màu xanh.

Trao đổi với VTC News PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên viện Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách khoa, Hà Nội, thực phẩm con người ăn được hầu như an toàn, nhưng trong quá trình chế biến và bảo quản có thể sinh ra độc tố gây ngộ độc, khi đó mọi người không nên ăn.

Theo chuyên gia, khoai tây mọc mầm bạn cần bỏ ngay tức thì, đừng tiếc. Ăn khoai tây mọc mầm có thể dẫn tới tử vong vì khi khoai già và mọc mầm, việc chuyển hóa thành các loại đường trong quá trình thúc đẩy sinh trưởng của mầm khoai sinh ra alcaloit.

Người ngộ độc alcaloit có thể gặp các vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Trường hợp ngộ độc nặng còn gây mê sảng, ảo giác, đau đầu, hạ thân nhiệt, đau bụng, thậm chí tử vong.

Do đó, bạn không nên ăn khoai tây mọc mầm và có mảng màu xanh, héo, sâu. Dù khoét mầm, bạn vẫn không thể loại bỏ được alcaloit. Khi ăn nên chọn khoai tây mới, tươi ngon.

Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Bạn nên bảo quản khoai tây ở nơi tối và mát mẻ, hạn chế cho tiếp xúc với ánh sáng. Tủ lạnh cũng không phải là môi trường lý tưởng để giữ khoai tây. Một số nghiên cứu cho thấy nhiệt độ quá lạnh sẽ khiến nồng độ solanine trong khoai tây tăng lên.

Cảnh giác ngộ độc sắn

Sắn ngày trước là loại lương thực "cứu đói" của con nhà nghèo thì ngày nay sắn lại trở thành "đặc sản" của người thành phố. Tuy nhiêu nếu ăn sắn thơm ngon nhưng nếu không biết chế biến và ăn đúng cách có thể gây ngộ độc sắn rất nguy hiểm.

Loại củ chứa chất "kịch độc", cái số 1 đẹp mắt mâm cơm nhà nào cũng có- Ảnh 3.

Không nên ăn nhiều sắn vào lúc đói. Không nên ăn sắn nhiều vào buổi tối, vì nếu bị ngộ độc, nạn nhân đang ngủ khó phát hiện. Không nên cho trẻ nhỏ ăn sắn vì trẻ dễ bị ngộ độc và khi bị ngộ độc thường nặng hơn. Arnh minh họa.

Loại củ này là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Thành phần chủ yếu là tinh bột và các chất dinh dưỡng khác như protein, chất béo, chất xơ...Tuy nhiên trong củ sắn cũng có chứa chất độc. Độc tố trong sắn là axit cyanhydric (HCN), một chất có thể gây độc chết người.

Nếu ngộ độc sắn sẽ thấy váng đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng mặt, ngứa ngáy, tê chân tay, buồn nôn và đau bụng…Nếu bị nặng người bị ngộ độc có biểu hiện: Vật vã, khó thở, run và co giật. Sau đó đi vào hôn mê, rối loạn nhịp thở, hạ huyết áp, truỵ mạch, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Thông thường lượng chất độc trong sắn phụ thuộc vào nơi trồng, giống sắn (sắn đắng, sắn cao sản chứa HCN cao hơn sắn ngọt). Độc tố axit cyanhydric của củ sắn nằm ở 3 bộ phận: 2 đầu củ sắn, xơ sắn và nhiều nhất là ở vỏ sắn.

Trên thực tế, những trường hợp bị ngộ độc thường do ăn sắn sống, sắn nướng hoặc luộc chưa chín, hoặc ăn sắn cả vỏ, ăn sắn khi đói và ăn nhiều. Đặc biệt khi chế biến không ngâm, luộc kỹ sắn. Do đó để loại bỏ độc tố khỏi sắn, cần lưu ý các bước chế biến như sau:

Sắn có thể trở thành loại rau củ ngậm đầy độc tố nếu bạn không biết cách chế biến. Sắn sống chứa glucosides cyanogenic, chúng kích thích sản xuất chất hydrogen cyanide, một chất rất độc. Chất này có thể gây ra ngộ độc cấp tính mà dân gian gọi là say sắn, thậm chí dẫn đến tê liệt và tử vong.

Để tránh say sắn, khi chế biến bạn nên lột hết vỏ sắn rồi ngâm vào nước (tốt nhất là ngâm bằng nước vo gạo). Khi luộc, cần mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi bớt, và đặc biệt phải luộc thật chín mới ăn. Khi nếm thử nếu thấy có vị đắng thì nên bỏ.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.