Cách luộc rau củ tươi ngon và đẹp mắt không phải ai cũng biết
Cũng giống như như nấu cơm, luộc trứng, luộc rau là món cơ bản trong bữa cơm, tưởng chừng như ai cũng cũng biết làm thành thạo rồi. Nhưng để luộc được một đĩa rau xanh, ăn giòn, thơm ngon lại tươi lâu thì ắt hẳn phải bỏ túi mẹo hay này.
- Nên cho rau luộc vào nước đá lạnh: Một bí kíp trong nhà bếp là muốn giúp rau luộc luôn xanh tươi và giữ nguyên màu trong nhiều giờ đó chính là cho vào tô nước lọc có vài viên đá lạnh nhỏ trong đó. Sau đó để rau đã nguội hoàn toàn rồi mới vớt ra, để ráo rồi chuyển ra dĩa.
- Biết cách cho dầu ăn vào nước luộc: Khi luộc rau bạn nên cho dầu ăn vào nồi nước để luộc rau thì không mất nhiều thời gian làm lạnh sau khi luộc. Nhờ lớp dầu phủ một lớp mỏng bên ngoài, giúp rau khi luộc xanh và bóng hơn. Đồng thời, lớp dầu ăn còn có thể giúp cho rau xanh lâu hơn mà không bị đổi màu. Một lưu ý nhỏ là nước luộc rau bằng cách này sẽ có ít váng mỡ, tùy theo khẩu vị của từng gia đình mà có thể sử dụng hay không và bạn có thể lựa chọn cách luộc rau cho phù hợp nhé.
- Hãy thêm giấm/ chanh vào nước luộc rau: Thông thường với 1 -1.5 lít nước luộc rau, bạn cho thêm 2 muỗng cà phê nước cốt chanh/ giấm (gạo, táo,...). Đợi nước sôi nhẹ, bạn cho chanh hoặc giấm vào và đợi nước sôi bùng rồi luộc rau như bình thường. Lý do cho vài giọt nước cốt chanh/ giấm như vậy sẽ giúp rau có màu đậm hơn. Nhất là đối với các loại củ quả có màu cam đỏ như rốt, củ đền. Hương chanh cũng giúp rau có hương vị tươi hơn.
- Cho thêm muối trắng: Trong quá trình luộc rau bạn nên cho khoảng 1 muỗng cà phê muối vào nồi nước luộc rau khoảng 1 - 1.5 lít nước. Sau đó đợi nước sôi già thì cho rau vào luộc. Khi rau chín lập tức với ngay ra ngoài, tránh để rau mềm hơn. Có thể nhiều người chưa biết, với cách làm này muối có tác dụng làm tăng độ nóng của nước luộc giúp thúc đẩy quá trình chín nhanh của rau, giúp rau xanh mướt. Bên cạnh đó, muối còn làm rau đậm vị hơn.
Những quy tắc luộc rau đúng cách, không phải ai cũng biết
- Hãy đợi nước sôi già mới cho rau vào: Không nên cho rau vào nước lạnh hoặc nước chưa sôi già. Điều này sẽ kéo dài quá trình chín của rau làm rau củ mềm, không còn giữ được độ giòn. Luộc rau trên lửa lớn giúp giữ được dưỡng chất có trong rau củ.
- Hãy để rau ráo nước sau khi luộc: Nhiều bạn có thói quen lấy rau từ nồi và cho vào đĩa trực tiếp bảo quản, phần nước từ rau đọng phía dưới làm rau mau nhớt và hỏng hơn.
- Không đậy nắp khi luộc rau: Có rất nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề luộc rau nên đậy hay mở vung. Theo một số nghiên cứu, khi luộc rau bạn nên đậy vung là đúng nhất. Việc mở vung giúp rau xanh và đẹp mắt nhưng sẽ lâu chín đồng thời dễ làm thất thoát chất dinh dưỡng. Ngược lại, khi đậy nắp vung sẽ giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, các axit cùng chất diệp lục trong rau sẽ phản ứng với nhiệt độ khiến rau mất màu xanh và có xu hướng ngả vàng.
Gợi ý thời gian "vàng" chín của mỗi loại rau
Khi luộc rau bạn cần đảm bảo 3 yếu tố đủ nước, đủ nhiệt và đủ thời gian để rau chín và giữ được dinh dưỡng. Thông thường vối với các loại rau củ có kích thước lớn, cứng thì nên thái thành từng miếng nhỏ thì thời gian chín sẽ nhanh hơn, rau cũng giữ lại được nhiều dinh dưỡng hơn. Ngoài ra, trong khi rửa rau tuyệt đối không chà xát hay vò mạnh khiến rau bị nát mất đi 1 phần dinh dưỡng.
- Các loại rau ăn lá như: Cải bắp, cải xoăn, cải ngọt, rau chân vịt… thời gian luộc từ 3 - 5 phút.
- Những loại rau có độ cứng như: Súp lơ, tỏi tây, đậu Hà Lan, ngô ngọt…luộc chừng 8 - 10 phút là chín.
- Các loại rau củ cứng hơn như: Bí đỏ, củ cải, cà rốt… nên luộc khoảng 12 - 15 phút.
- Đối với loại rau củ có chứa tinh bột như khoai tây, khoai lang thời gian luộc lâu hơn, mất khoảng 18 - 20 phút.
Để rau luộc giữ được dưỡng chất bạn nên ăn rau ngay sau khi luộc. Một vài nghiên cứu chỉ ra, rau luộc để khoảng 1 giờ sẽ giảm 25% vitamin, từ 2 giờ trở đi sẽ làm thất thoát nhiều hơn. Với rau để qua đêm thì lượng dinh dưỡng gần như không còn.
Nên ăn bao nhiêu rau 1 mỗi ngày thì đủ?
Theo PGS.TS Lê Thị Bạch Mai, để đáp ứng nhu cầu các chất dinh dưỡng từ rau xanh và hoa quả tốt cho sức khỏe, người trưởng thành hàng ngày nên ăn từ 300 gr rau xanh, 100-200 gr hoa quả.
Để đảm bảo số lượng trên, người dân nên ăn rau quả nhiều lần trong ngày, có thể 5 lần trong một ngày.
Trái cây nên ăn vào thời gian giữa hai bữa ăn chính, với các loại như táo, chuối, cam, đu đủ… Bữa trưa và bữa chiều không thể thiếu rau, hoặc salad.
Ngoài ra, bạn nên tận dụng uống nước rau hoặc nước trái cây. Lưu ý phải kết hợp giữa trái cây nguyên quả và nước ép bởi ăn cả quả mới tận dụng được nguồn chất xơ.
- Mua rau tươi, nên dùng trong ngày để tránh giảm lượng vitamin.
- Rửa dưới vòi nước chảy, tránh ngâm nước khiến vitamin bị rửa trôi.
- Nấu rau chín tới trong thời gian ngắn, với ít nước hoặc mỡ để tránh phân hủy vitamin bởi nhiệt độ cao; không hâm nóng qua lâu.
Trúc Chi (t/h)