Tỏi có hàm lượng calo cao, nhưng lại vô cùng bổ dưỡng. Một tép (3 g) tỏi sống chứa:
- Mangan: 2% giá trị hàng ngày.
- Vitamin B6: 2% giá trị hàng ngày.
- Vitamin C: 1% giá trị hàng ngày.
- Selen: 1% giá trị hàng ngày.
- Chất xơ: 0,06 g giá trị hàng ngày.
Bên cạnh đó, còn có một lượng lớn canxi, đồng, kali, phosphore, sắt và vitamin B1, tương đương với 4,5 calo, 0,2 g protein và 1 g carb (yếu tố dinh dưỡng đa lượng, là thành phần cơ bản trong thức ăn của con người). Tỏi cũng chứa một lượng vi lượng các chất dinh dưỡng khác, trên thực tế, nó chứa một ít hầu hết mọi thứ bạn cần.
Tỏi rất dễ sử dụng trong chế độ ăn uống và đảm bảo hương vị thơm ngon cho các món ăn
Tỏi rất ngon và dễ dàng để thêm vào các món ăn hàng ngày của bạn. Bạn có thể sử dụng nó trong các món mặn, súp, nước sốt và tăng thêm hương vị cho nhiều món ăn khác.
Khoa học hiện đại đã chứng minh tỏi có đặc tính chữa bệnh rất tốt. Chính vì vậy, bạn hãy bổ sung tỏi thường xuyên hơn vào bữa ăn hàng ngày của gia đình mình để tăng cường sức khỏe.
Tỏi có thể giúp bạn sống lâu hơn
Thực tế là tỏi có thể chống lại các bệnh truyền nhiễm, những nguyên nhân phổ biến gây tử vong, đặc biệt là ở người cao tuổi hoặc những người có hệ thống miễn dịch bị rối loạn. Vì vậy nó cũng có thể giúp bạn sống lâu hơn.
Tăng cường miễn dịch và chữa cảm cúm
Tỏi chứa nhiều vitamin, dầu có lợi và axit amin, thường xuyên ăn vào mùa đông sẽ giúp bạn không bị ốm. Đặc biệt trong tỏi chứa allicin là hợp chất hữu cơ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và nấm.
Muốn phát huy khả năng phòng bệnh của tỏi, nên ăn tỏi tươi. Trong khi đó, đun nóng sẽ triệt tiêu nhiều các đặc tính có lợi của tỏi.
Bổ sung tỏi hàng ngày giúp cơ thể chống lại cơn cảm lạnh thông thường. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Advances In Therapy, việc bổ sung tỏi mỗi ngày giúp cung cấp nhiều allicin, làm giảm đến 63% nguy cơ bị cảm cúm. Điều này còn có thể làm giảm hơn 70% thời gian bị cảm, như từ 5 ngày có thể giảm xuống còn 1,5 ngày. Tính chất kháng khuẩn của tỏi rất mạnh, nó thậm chí có thể giúp bạn điều trị đau họng, giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Hạ huyết áp cao
Tỏi có lợi ích chống viêm và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn trong cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy uống bổ sung tỏi giúp giảm huyết áp 10%.
Liều lượng cần thiết là 600 đến 1.500 mg chiết xuất tỏi già. Tương đương với khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày, có thể băm nhỏ cho vào bữa ăn.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Tỏi là nguyên liệu tự nhiên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim vì nó làm giảm cholesterol và huyết áp. Nó cũng rất tốt trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách làm giãn các mạch máu bị cứng và ngăn ngừa kết tập tiểu cầu.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy tỏi làm tăng sản xuất oxit nitric có thể làm giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu.
Giảm cholesterol
Tỏi cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách giảm lượng cholesterol. Nghiên cứu cho thấy bổ sung tỏi có thể làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu khoảng 10-15%, theo Hindustan Times.
Nó cũng ngăn không cho tiểu cầu liên kết với protein, làm giảm cục máu đông. Khi đề cập đến trợ giúp bệnh tim, tỏi đã giúp người bệnh được hồi phục.
Tốt cho xương khớp
Có một số bằng chứng cho thấy tỏi có thể giúp giảm mất xương bằng cách tăng cường estrogen ở phụ nữ đặc biệt là sau khi mãn kinh. Bổ sung một lượng tỏi hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương và viêm xương khớp.
Tốt cho trí nhớ
Tác hại từ các gốc tự do góp phần vào quá trình lão hóa, nhưng tỏi có chứa chất chống ô xy hóa mạnh Sallyl cysteine giúp chống lại các gốc tự do. Chất chống ô xy hóa này còn có tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương não và giữ cho não hoạt động tốt hơn khi về già. Tỏi giúp tăng lưu lượng máu não, từ đó giảm nguy cơ rối loạn não như mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
Chống lão hóa
Tỏi có đặc tính chống ô xy hóa, kháng khuẩn và kháng nấm mang lại những lợi ích to lớn cho làn da. Vì vậy, hãy thêm tỏi vào chế độ ăn uống hằng ngày để gặt hái những lợi ích này cho cơ thể.
Phòng chống ung thư hiệu quả
Trong mỗi nhánh tỏi có chứa nhiều chất phytochemical (dược chất thực vật), nhiều chất trong đó đã thể hiện đặc tính phòng chống ung thư khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm như flavonoid, inulin, saponin, S-allyl cysteine...
Loại gia vị có vị cay nồng này cũng đang được nghiên cứu về vai trò của nó trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác như: Ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư gan, ung thư bàng quang...
Trúc Chi (t/h theo Sức khỏe & Đời sống, Thanh Niên)