Cũng như người xuất gia. Từ bi là ban niềm vui cứu khổ. Người có lòng từ bi là người chơn tướng thật sự thương tất cả chúng sanh bình đẳng như nhau. Vì thương mọi người nên đủ bản lảnh (capability) hy sinh cuộc đời đem hết cả tâm hồn sức lực của mình, làm cho mọi người được vui trong niềm tin chánh Pháp xoá tan hết khổ. Ở đời ai không có khổ hoặc nhiều hoặc ít mà thôi. Chư Phật và Bồ Tát thương muốn cho chúng sanh hết khổ, nên các ngài dạy phương Pháp tu đức hạnh Từ bi là hạnh trung tâm điểm đạo Phật. Kế đến là Nhẫn nhục. Bởi có từ bi mà vắng bóng tâm hạnh nhẫn nhục thì không bao giờ thực hiện được hạnh từ bi, nhẫn nhục luôn sát cánh bên từ bi, như bóng theo hình, không thể riêng rẽ được.
Trong Kinh Pháp Hoa Phật có dạy rằng.
Muốn vào thế giới Như Lai, tức phải có Lòng Từ bi .
Muốn mặc áo Như Lai tức phải học Hạnh Nhẫn nhục.
Chúng ta ai cũng có tình thương, nhưng tình thương vì mình nhiều hơn hay vì mọi người. Là người Phật tử biết học Phật, tu theo Phật thì nên mổ xẽ ra cho lẽ phải tập mở rộng lòng tình thương chân thật. Đến bao giờ chúng ta thấy, người lem luốc, tàn tật, xấu xí, không lễ độ, ai khổ, ai đói ta vẫn cảm thấy nhận được cảm giác yêu thương dịu dàng nhất trong tim không vì bản ngã, còn ngược lại ai đó phát tâm bồ đề dũng mảnh đối với Đạo Pháp. Xin hãy sống với con tim hoan hỷ và khuyến khích để cho họ có cơ hội phát triễn tâm bồ đề tha thiết cùng bàn tay nhỏ bé phục vụ tha nhân. Đừng có bao giờ tự đánh mất chính mình, ganh tỵ hơn thua, ích kỷ, rồi tạo thêm nghiệp lực oan hận thù với nhau, xin đừng vì sự giản đơn chủ quan quên đi tầm quan trọng quy luật nhân quả, tham danh lợi bị gánh chịu quả báo do chính mình gây ra.
Đôi lúc có nhiều Phật Tử đến cửa Chùa, một số người còn tâm tư vọng niệm của phàm tục muốn chiếm sở hữu về cái gì phụ thuộc của mình, trao dồi thân tâm và ý bằng câu thần chú, ông Thầy của tui, ông Thầy của em dễ thương lắm, khi biết tác thán một bật Thầy của tự bản ngã, lại không biết mục tiêu nhận xét cho đúng chơn nghĩa. Ai là Thầy của tui? Thầy là của Phật Pháp. Thầy là của chúng sanh, chứ không nên thốt bằng lời nói rằng ông Thầy của tui. Bởi vì từ bi ưu nhược bị hạn chế, còn ảnh hưởng tiềm ẩn ngũ tạng tình cảm riêng tư trong phạm vi ích kỷ, nhỏ mọn, chi phối, nào ngờ chẳng hay biết nhận ngộ chân lý. Lắm lúc Phật tử đi vào cuộc đời gắn liền với ngôi Tam Bảo, nhưng cố ý xây dựng thêm một thế giới địa ngục thị phi của trần gian. Xin nên hiểu cho tường tận chớ thương, chớ ghét người này người kia, bám vào câu thần chú bảo vệ cho Thầy tui tu. Cho đó là Phật tử thuần thành Từ bi thì không thể được, bởi từ bi là một hệ trọng như vậy, người Phật tử là một bức tranh nhiều sắc màu bước vào đạo phải ý thức tập mở rộng lòng thương đạo lý đối với mọi người, có tâm từ bi rồi thì chúng ta mới có thể tiến được, còn chưa có tâm từ bi thì không thể nào tiến được trên đường tu.
Khi hiểu Đức Từ bi, chúng ta sẽ được những điều lợi ích lớn. Tất cả những gì, chúng ta làm lợi cho người khác, mới thấy như thiệt thòi, nhưng thực tình chúng ta giúp và ủng hộ xây dựng ngôi Tam Bảo cho mọi người niềm vui bất tận, rồi sau này mình sẽ được mọi người giúp lại, mình xử sự thật tốt với mọi người thì người sẽ xử sự tốt với mình. Cũng có người thắc mắc sao tôi xử sự tốt với người mà người lại xử sự xấu với tôi. Chúng ta không nên vội nghĩ "Làm ơn lại mắc oán" Sự thật không phải như vậy. Bây giờ mình phát tâm hiền làm việc lành nhưng sự cải thiện của mình chưa xứng với việc mình làm khổ người kia kiếp khi trước. Do đó dù chúng ta giúp người, nhưng họ vẫn không mang ơn chúng ta mà ngược lại mắng nhiếc ta, sỉ nhục còn hầm hầm tìm đủ chuyện để vu oan hành vi, đó là nổi bất hạnh lớn nhất. Hiểu được nhân quả nghiệp báo rồi không giận họ mà phải biết vì việc làm của mình chưa xứng đáng, chưa thật quý giá cao thượng, nên người chưa vừa lòng.
Chúng ta nên nhớ trong nhà Phật nói những sự việc xảy ra với chúng ta, không chỉ xảy ra trong đời này mà có sự liên hệ tới nhiều đời kiếp trước. Ngày nay chúng ta tử tế với người, nhưng biết đâu trước kia chúng ta làm khổ người qúa nhiều. Sự oán hờn của quá khứ, còn núp trong tàng thức của người bây giờ gặp lại, hội ngộ đủ nhân duyên nhãn tiền kiếp, dù chúng ta có làm điều lành điều tốt thật tâm thật ý, nhưng chưa xứng với việc cũ, từ đó họ không phủ nhận hài lòng thông cảm với ta. Hiểu như vậy chúng ta chỉ trách mình chứ không trách người. Nhờ thế việc tu hành mới không trở ngại, tất cả chúng ta ai cũng ý thức được rằng cuộc đời của mình nếu được tốt đẹp xứng đáng đó là biết từ bi, thương người, cứu giúp. Không phải chúng ta chỉ biết bằng lời nói suông.
Còn chúng ta không nên hiểu lầm chơn ngữ của đại ý nghệp, nhẫn nhục là điều xấu xa, theo quan niệm của nhiều người, theo đệ tử Nhuận Hải sự hiểu biết cạn cợn thì không phải vậy nhẫn nhục là sức mạnh không phải yếu đuối. Thế gian thường cho rằng người làm phật sự gì bị la, quở mắng nhưng vẫn chịu đựng là người yếu đuối, nhu nhược không biết mặt cảm tự ti, không biết hổ thẹn và mặt dầy xấu xa, đôi lúc bảo ngươi là người ngu si, điên khùng mày là đồ con thú vật v.v. Nhưng trong đạo Phật không phải vậy. Đạo Phật dạy nhẫn nhục là một sức mạnh phi thường.
Trong Kinh Pháp Cú Phật có dạy rằng
Thắng một vạn quân không bằng chiến thắng chính mình.
Thắng mình mới là chiến công oanh liệt nhất.
Nghĩa là người nào thắng được mình mới gọi là người hùng. Thắng giặc bên ngoài chưa phải là hùng. Như vậy bị người sỉ nhục, mắng nhiếc ta, ta sỉ nhục mắng nhiếc lại là dễ hay nhịn nhục là dễ? Mắng lại là dễ chớ, bỏ qua khó lắm đấy. Muốn vào cửa Như Lai đến nơi đến chốn, đòi hỏi chúng ta có đủ hai mặt vừa có lòng từ bi, vừa có đức nhẫn nhục. Từ bi nhẫn nhục đủ thì chúng ta tỉnh ngộ tu tiến, mới thành công sự nghiệp. Còn chỉ có từ bi mà thiếu nhẫn nhục thì khó thành công. Lòng Từ bi, sức nhẫn nhục vượt hơn tất cả người thường tình. Do đó muốn thành tựu hạnh Bồ Tát hạnh xin hãy cố gắng phát triển hạnh lành phát tâm Bồ Đề hoan hỹ.
Nhuận Hải