Thí sinh hiểu rõ về điểm sàn để tránh trượt oan

Thí sinh hiểu rõ về điểm sàn để tránh trượt oan

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 5, 25/07/2024 16:23

Nhiều em nhầm lẫn giữa điểm sàn và điểm trúng tuyển khiến việc đăng ký nguyện vọng không phù hợp làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

Tính đến nay đã có khoảng hơn 115 trường đại học công bố ngưỡng điểm sàn tuyển sinh năm 2024, trong đó cao nhất là 24 điểm.

Tại khu vực phía bắc, dẫn đầu ngưỡng đầu vào là Trường Đại học Y Hà Nội với mức từ 19-24 điểm tuỳ từng khối ngành cụ thể. Khối Học viện Ngân hàng là 21 điểm, các ngành Sư phạm, Giao thông vận tải, Đại học Hà Nội có ngưỡng điểm sàn là 16 điểm.

Tuy nhiên, thí sinh cần hiểu rõ điểm trúng tuyển sẽ còn cách khá xa mức điểm sàn, tránh hiểu lầm 2 ngưỡng điểm này.

Để làm rõ về các mức điểm, trao đổi với Người Đưa Tin, TS.Nguyễn Tiến Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội cho biết ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào, hay còn gọi điểm sàn, là yêu cầu tối thiểu về năng lực học tập thể hiện qua kết quả học tập, kết quả thi, đánh giá để đảm bảo thí sinh có khả năng theo học và hoàn thành chương trình đào tạo của một ngành/chuyên ngành.

"Điểm chuẩn là mức điểm trúng tuyển của từng ngành/chuyên ngành hoặc của từng trường, được xác định căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh của ngành/chuyên ngành và số lượng hồ sơ ứng tuyển vào ngành/chuyên ngành đó. Điểm chuẩn, do đó, phải bằng hoặc cao hơn điểm sàn", ông Dũng bày tỏ.

Ở đây, có thể coi điểm sàn như điều kiện cần để thí sinh căn cứ vào đó nộp hồ sơ xét tuyển vào một ngành/chuyên ngành còn điểm chuẩn là điều kiện đủ để xác định thí sinh có trúng tuyển tuyển vào một ngành/chuyên ngành hay không.

Thí sinh hiểu rõ về điểm sàn để tránh trượt oan - Ảnh 1.

TS.Nguyễn Tiến Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

Trả lời câu hỏi việc điểm thi bằng điểm sàn có thể hiện việc thí sinh có cơ hội trúng tuyển cao hay không?

TS.Nguyễn Tiến Dũng nhận định: "Điểm sàn là yêu cầu tối thiểu về năng lực học tập và là căn cứ để thí sinh biết mình có đủ điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển vào một ngành/chuyên ngành hay không".

Để biết khả năng trúng tuyển và sắp xếp các nguyện vọng xét tuyển, ông Dũng cho rằng thí sinh cần tìm hiểu điểm chuẩn của 3-5 năm trở lại đây của ngành/chuyên ngành mà mình quan tâm. Sau đó, so sánh với kết quả thi của mình để ước định được khả năng trúng tuyển. 

Nếu khả năng trúng tuyển không cao, thí sinh nên đặt nguyện vọng xét tuyển vào một ngành/chuyên ngành của nhiều trường khác nhau để tăng cơ hội trúng tuyển bởi việc lựa chọn ngành học là quan trọng

Ngoài ra, việc điểm thi của thí sinh bằng điểm sàn không thể hiện được khả năng trúng tuyển của thí sinh vì thực tế rất ít ngành/chuyên ngành có điểm chuẩn bằng với điểm sàn.

Đánh giá từ phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay ông Nguyễn Phi Long – Trưởng phòng Đào tạo Học viện Phụ nữ Việt Nam nhận định các tổ hợp xét tuyển khối C sẽ cao hơn so với năm 2023.

"Khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển, các em cần tra soát kỹ điểm sàn các trường công bố kết hợp với điểm trúng tuyển những năm gần đây, thông tin về dự báo điểm chuẩn năm nay từ phía các trường đại học.

Thí sinh hiểu rõ về điểm sàn để tránh trượt oan - Ảnh 2.

Thí sinh chỉ còn 5 ngày nữa để đăng ký nguyện vọng (Ảnh: Hữu Thắng).

Ông Long cũng cho biết thêm điểm sàn năm nay của nhà trường năm nay tăng hơn so với năm 2023. Hai ngành tăng thấp nhất 0,5 điểm là: Giới và Phát triển, Công tác xã hội. Còn lại các ngành khác tăng 1 điểm, ngành Tâm lý học tăng 1,5 điểm.

Cũng lưu ý thí sinh, bà Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương cho hay gia đình và thí sinh cần phân biệt điểm sàn và điểm chuẩn trúng tuyển nhằm tránh những nhầm lẫn đáng tiếc, ảnh hưởng đến quyền lợi của mình trong xét tuyển. Thông thường, điểm chuẩn trúng tuyển của nhiều trường đại học vượt xa điểm sàn.

Trước đó, Bộ GD&ĐT cũng đã công bố điểm sàn (ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào) với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ đại học.

11 ngành thuộc nhóm sức khỏe có điểm sàn trong khoảng 19-22,5 điểm. Các ngành y khoa và răng-hàm-mặt có mức điểm sàn cao nhất là 22,5.

Các ngành y học cổ truyền và dược học với từ 21 điểm trở lên. Các ngành còn lại có mức điểm sàn từ 19 trở lên.

Điểm sàn xét tuyển được xác định dựa trên số lượng về nguồn tuyển và đáp ứng điều kiện về chất lượng (yêu cầu tối thiểu về năng lực học tập thể hiện ở kết quả học tập, kết quả thi, đánh giá để thí sinh có khả năng theo học và hoàn thành chương trình đào tạo).

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.