Đu đủ
Đu đủ là loại trái cây cực kỳ tốt cho sức khỏe do trong đu đủ chứa nhiều chất chống oxy hóa. Đặc biệt 2 hợp chất lycopene phytochemical và cartenoid beta-cyrptoxanthin có trong đu đủ rất hiệu quả trong việc chống ung thư. Hai chất này có tác dụng chống lại các gốc tự do, giúp bảo vệ các tế bào và màng tế bào, chống lại tổn thương và ngăn ngừa bệnh tật.
Tỏi
Tỏi cũng là một trong những siêu thực phẩm có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Cụ thể, tỏi ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày. Ngoài ra, tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể. Thành phần germanium và selen trong tỏi giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Về khả năng hỗ trợ điều trị ung thư, các hoạt chất như diallyl disulphide, s-allystein và ajoene trong tỏi có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của khối u, giảm kích thước khối u tới 50%. Do đó tỏi có công dụng ngăn ngừa, hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của nhiều loại ung thư nguy hiểm như: ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư gan,...
Cơ chế tái tạo ADN thích hợp rất quan trọng trong việc dự phòng và kiểm soát ung thư, bao gồm ung thư vú. Chiết xuất từ tỏi được chứng minh là có hiệu quả trong việc thúc đẩy hoạt động của cơ chế tái tạo ADN.
Rau bina
Rau bina chứa lượng lớn các chất chống oxy hóa và chất xơ nên có thể phòng ngừa ung thư hiệu quả. Lutein trong rau bina là chất chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư vú, ung thư miệng và ung thư dạ dày, carotenoid giúp ngăn chặn sự gia tăng của các gốc tự do.
Một nghiên cứu kéo dài 2 tuần được thử nghiệm trên chuột cho thấy, nước ép rau bina giảm 56% khối lượng ung thư ruột kết. Nghiên cứu khác cũng chỉ ra hợp chất monogalactosyl diacylglycerol (MGDG) có trong rau bina có khả năng tăng cường tác dụng của xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư tuyến tụy.
Cà rốt
Cà rốt chứa 2 loại carotenoid là alpha-carotene và beta-carotene có tác dụng thúc đẩy tương tác giữa tế bào với tế bào, giúp kiểm soát sự phát triển của tế bào và thúc đẩy sự tự chết của các tế bào bất thường. Cà rốt được chứng minh giúp giảm nguy cơ đối với các loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày hiệu quả.
Súp lơ xanh
Ăn súp lơ xanh và các loại rau họ cải khác như súp lơ trắng, cải Brussels… có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Nghiên cứu cho thấy, ăn súp lơ xanh chỉ vài lần trong tuần có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư da. Trong súp lơ xanh chứa sulforaphane và glucoraphanin có thể giúp làm sạch các chất ô nhiễm thực phẩm và ô nhiễm không khí có hại, gây ung thư.
Hạt điều
Hạt điều giàu các chất chống oxy hóa như axit anacardic, cardanol, cardol nên có hiệu quả tốt cho những bệnh nhân đang điều trị u bướu và ung thư. Đặc biệt, chất Proanthocyanidins có trong hạt điều thuộc nhóm flavonoid còn có tác dụng chống lại và hạn chế các tế bào ung thư phát triển. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng ăn 12 hạt điều mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết
Củ dền
Củ dền là loại củ quen thuộc được trồng khá nhiều ở Việt Nam. Ngoài lợi ích tăng cường hệ miễn dịch, chữa loét dạ dày, thận, ổn định huyết áp, bổ máu,... củ dền còn có tác dụng hỗ trợ chống ung thư vô cùng hiệu quả. Màu đỏ của củ dền đến từ betalain - một chất chống oxy hóa. Betalains làm chết đói các khối u và cản trở sự phân chia tế bào khối u. Một số nghiên cứu đã chỉ ra bổ sung 1/4 ly củ cải đường, tương đương khoảng 3 - 4 lát củ dền, vào chế độ ăn uống hằng ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư thận.
Minh Hoa (t/h)