Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương... Tên khoa học Zingiber officinale Rose, họ gừng (Zingiberaceae). Được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta để làm gia vị và làm thuốc.
Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ. Thành phần hóa học trong gừng chứa 2 - 3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: b-zingiberen (35%), b-curcumenen (17%), b-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như: geraniol, linalol, borneol.
Nhựa dầu chứa 20 - 25% tinh dầu và 20 - 30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỉ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu gừng còn chứa a-camphen, b-phelandren, eucalyptol và các gingerol.
Đông y cho rằng, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Ngoài ra, tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.
Đối với người Việt, gừng được sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn rất thông dụng, đồng thời còn có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt các chứng bệnh liên quan đến bệnh đường tiêu hoá, cảm lạnh…
Cải thiện tiêu hóa
Bằng cách thêm gừng vào chế độ ăn, bạn sẽ thấy bất cứ vấn đề tiêu hóa nào bạn đang đối mặt cũng được giảm nhẹ. Gừng làm tăng sản xuất nước bọt và dịch tiêu hóa trong cơ thể của bạn, vì thế giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó tiêu. Tuy nhiên một số trường hợp như đau bụng do nhiệt, trong ngoài đều nhiệt thì không được sử dụng gừng.
Lở loét miệng
Dùng nước gừng nóng súc miệng thay trà, mỗi ngày từ 2 đến 3 lần. Thông thường 6 đến 9 lần là hết lở loét.
Đau răng do viêm nha chu gây ra
Dùng nước gừng nóng súc miệng thay nước trà, sáng tối một lần. Hoặc có thể cắn miếng gừng tại chỗ đau răng, có thể làm giảm cơn đau.
Đau răng do viêm nha chu, có thể dùng nước gừng nóng súc miệng thay nước trà, sáng tối một lần.
Đau nửa đầu
Khi bị đau nửa đầu, có thể dùng nước gừng nóng để ngâm hai tay khoảng 15 phút. Cảm giác đau sẽ giảm nhẹ hoặc biến mất.
Giải rượu
Dùng nước gừng nóng cộng thêm lượng mật ong thích hợp có thể giảm bớt hoặc loại bỏ say rượu.
Đầu có gàu
Trước tiên là dùng gừng tươi chà rửa tóc, sau đó dùng nước gừng nóng gội đầu, sẽ giúp ngăn ngừa và trị gàu.
Đau lưng dưới bả vai
Cho một ít muối và chút giấm vào trong nước gừng nóng, sau đó dùng khăn thấm nước, rồi đắp vào chỗ đau, làm đi làm lại nhiều lần, có thể làm giảm cơn đau.
Bệnh giun sán
Mỗi ngày trước khi đi ngủ dùng nước gừng nóng rửa sạch vùng bụng, rồi uống một đến hai ly nước gừng nóng, duy trì trong khoảng 10 ngày là trị giun sán.
Cao huyết áp
Lúc huyết áp tăng cao, có thể dùng nước gừng nóng ngâm chân khoảng 15 phút. Do tính phản xạ làm giãn huyết mạch, làm huyết áp giảm xuống.
Đau đầu cảm lạnh
Ngâm hai chân vào trong nước gừng nóng ngập đến mắt cá chân là được. Có thể cho thêm muối, giấm và ngâm đến khi mu bàn chân đỏ lên. Cách này rất có công hiệu điều trị cảm lạnh phong hàn, đau đầu, ho. Ngoài ra, có thể cắt sợi gừng tươi, cho thêm đường đỏ nấu canh. Uống khi vẫn còn nóng rồi đắp chăn cho đổ mồ hôi, cảm lạnh sẽ nhanh chóng được trị khỏi.
Nổi mề đay
Cháo gừng tươi quế chi: 10 miếng gừng tươi, 3g quế chi (dạng bột), 50g gạo cứng, 30g đường đỏ, nấu thành cháo lỏng, ăn 1 đến 2 lần mỗi ngày.
Đau xương khớp
Ăn lượng gừng tươi hoặc dùng nước gừng chà vào chỗ đau, có thể cải thiện hoạt động của xương khớp, cơn đau giảm nhẹ rõ rệt, giảm bớt triệu chứng sưng tấy và tê cứng.
Đau bụng kinh
Bỏ 2 đến 3 hạt sơn trà vào trong nước gừng nấu đường đỏ, một ngày uống 2-3 lần là khỏi.
Tay chân nổi mụn nhọt nhưng chưa lở loét
Có thể dùng gừng tươi nấu nước ngâm tay, ngâm chân. Đối với da dễ bị nổi mụn nhọt, nếu dùng nước gừng bôi liên tục nhiều lần, có thể làm tăng khả năng kháng hàn, từ đó chống được nổi mụn nhọt.
Nổi rôm
Dùng gừng cắt lát đắp bên ngoài, rôm sẽ nhanh chóng biến mất, người lớn trẻ nhỏ đều khả dụng.
Nhiều gàu, rụng tóc
Thường xuyên gội đầu bằng nước gừng ấm, hiệu quả rất tốt, rất đáng thử.
Mùi hôi cơ thể
Mỗi ngày dùng gừng lát chà nhiều lần, có thể giảm bớt mùi hôi rõ rệt.
Nếu bị hôi chân, ngâm chân vào trong nước gừng nóng, lúc ngâm cho thêm chút muối và giấm. Ngâm khoảng 15 phút thì lau khô, xoa thêm một ít phấn hoạt thạch, mùi thối sẽ biến mất.
Gừng trị vết thương ngoài chảy máu
Lấy gừng nướng cháy nghiền thành bột, sau khi khử trùng vết thương, rắc lên vết thương, có thể có thể làm giảm đau và cầm máu ngay lập tức.
Có thể ngậm vài lát gừng trong lúc đang ngồi xe, sẽ giúp hạn chế được say xe nôn ói.
Vết thương rắn cắn, dùng bột gừng đắp ngoài vết rắn cắn.
Say xe
Uống một ít nước gừng trước khi lên xe, hoặc cắt một miếng gừng dán vào phía trong cổ tay tại vị trí cách đường kẻ sọc cổ tay khoảng 2 phân, dùng khăn bọc lại. Cũng có thể ngậm vài lát gừng trong lúc đang ngồi xe, sẽ giúp hạn chế được say xe nôn ói.
Buồn nôn ói mửa
Lúc dọn rửa vật dơ bẩn cảm thấy buồn nôn muốn ói, trước lúc làm nên ngậm một lát gừng là tránh được.
Bị ngất do hạ đường huyết hoặc say nắng
Có thể dùng bột gừng hoặc nước đường với gừng để uống, sẽ có tác dụng giải cứu.
Ho
Dùng 15g gừng tươi nấu nước, cho thêm đường trắng đủ ngọt rồi uống khi còn nóng để trị viêm ho.
Chống lão hóa
Một số nghiên cứu trên động vật chứng minh gừng có tác dụng chống lại suy giảm chức năng não do lão hóa, một dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer. Nó cũng có tác dụng cải thiện trí nhớ và và các vấn đề thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi.
Tẩy da chết
Bạn có thể dùng gừng tươi để tẩy da chết cho mặt hoặc toàn thân ngay tại nhà. Cách làm: Trộn gừng nghiền nhỏ với mật ong rồi chà xát lên toàn bộ cơ thể.
Làm tóc dày hơn
Gừng là một thành phần chính của các sản phẩm chăm sóc tóc do chứa các loại dầu dễ bay hơi và chất chống oxy hóa. Cách làm: Trộn một ít gừng giã nát với nước rồi bôi lên da đầu giúp tăng lưu lượng máu tới các nang lông, kích thích tóc mọc dày hơn và đẹp.
Cải thiện làn da
Trong gừng có gingerol, một chất chống oxy hóa cực mạnh, giúp xóa sẹo, tàn nhang và nám trên da. Lấy một ít gừng tươi trộn với đá xay, dùng 1 tuần/1 lần, làn da được cải thiện rõ ràng sau mấy lần áp dụng.
Giảm tình trạng viêm da
Gừng có đặc tính kháng viêm, làm dịu làn da sưng đỏ, đau rát, thúc đẩy tuần hoàn máu. Đối với những người bệnh Eczema, thêm một vài giọt tinh dầu gừng vào dầu oliu, làm dịu vùng da bị chàm.
Giảm cân
Gừng chứa một "nhà máy" sinh nhiệt giúp cơ thể chúng ta đốt cháy chất béo. Nó cũng được cho là làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 20%. Ngoài ra, người ta cũng phát hiện ra rằng thức uống chứa gừng nóng dùng kèm trong bữa ăn giúp giảm sự thèm ăn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ giữ được cảm giác no lâu hơn và ăn ít hơn.
Ngăn ngừa và chống lại ung thư
Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ toàn bộ củ gừng có tác dụng ức chế tăng trưởng và hiệu quả tiêu diệt hàng loạt tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh quanh chúng. Trong khi các thử nghiệm vẫn tiếp tục được thực hiện, gừng đã được chứng minh, không như nhiều loại thuốc chữa ung thư, nó không khiến khối u biến đổi theo kiểu xuất hiện trở lại to hơn và nguy hiểm hơn.
Quốc Tiệp (tổng hợp)