Tam quốc diễn nghĩa: Vượt mặt Tào Tháo và Tôn Quyền, Lưu Bị là hoàng đế duy nhất trong thời Tam quốc được thờ tại Đế vương miếu

Tam quốc diễn nghĩa: Vượt mặt Tào Tháo và Tôn Quyền, Lưu Bị là hoàng đế duy nhất trong thời Tam quốc được thờ tại Đế vương miếu

Lương Quốc Tiệp

Lương Quốc Tiệp

Thứ 2, 17/02/2020 06:00

Lưu Bị (161 - 223) tự là Huyền Đức, người huyện Trác, quận Trác thuộc U Châu, là một vị thủ lĩnh quân phiệt, hoàng đế khai quốc nước Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung nêu rõ quan điểm ủng hộ Lưu Bị, phản đối Tào Tháo. La Quán Trung mô tả nhân vật Lưu Bị giống như một vị thư sinh trói gà không chặt, không thích đọc sách, chỉ thích cưỡi ngựa, ca hát và mặc quần áo đẹp. Vóc người cao lớn, dung mạo nổi bật và khác thường. Tính tình thuộc trầm mặc ít nói, mừng giận không lộ ra mặt. Đồng thời là một nhân kiệt có chí lớn, sống coi trọng tình nghĩa, thích kết giao với anh hùng hào kiệt trong thiên hạ để mong được nghiệp lớn, khôi phục tòng thất nhà Hán, nhưng kém phần sắc sảo về quân sự, thiếu mưu trí, táo bạo và mạnh mẽ.

Do ảnh hưởng quá lớn từ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, nên nhiều người cho rằng Lưu Bị là một người nhu nhược, không có tài năng gì, nhờ may mắn có các cận thần tài giỏi mà ông mới dựng được cơ nghiệp.

TV Show - Tam quốc diễn nghĩa: Vượt mặt Tào Tháo và Tôn Quyền, Lưu Bị là hoàng đế duy nhất trong thời Tam quốc được thờ tại Đế vương miếu

Lưu Bị là một vị tướng có tài cầm quân.

Trên thực tế, theo ghi chép trong Tam quốc chí của Trần Thọ cho thấy, Lưu Bị là một vị tướng có tài cầm quân, ứng phó linh hoạt, nhất là khả năng nhìn thấu nội tâm, thu phục nhân tài và khiến họ một lòng trung thành với mình, cả Tào Tháo cũng đánh giá rất cao tài năng của ông.

Trần Thọ trong Tam quốc chí có bình rằng: “Tiên Chủ là người cương nghị khoan hoà nhân hậu, hiểu lòng người kính kẻ sĩ, có phong độ của Hán Cao Tổ, có khí chất của bậc anh hùng. Đến lúc trao việc nước thác con côi cho Gia Cát Lượng, mà lòng không ngờ vực, tin rằng vua tôi đều chí công, là điều chưa từng thấy xưa nay vậy”.

Khi Lưu Bị nương nhờ, Tào Tháo đối xử rất tốt với ông, cho ngồi cùng xe, hay ăn uống và bàn luận cùng nhau. Trong một cuộc nói chuyện, Tào Tháo từng nói: "Ngày nay anh hùng trong thiên hạ, chỉ có sứ quân (Lưu Bị) và Tháo này vậy. Lũ Bản Sơ (Viên Thiệu) chẳng đáng kể đến".

Câu nói của Tào Tháo mang ý dò xét, nhưng cũng cho thấy Tào Tháo đánh giá rất cao tài năng của Lưu Bị, cho rằng ông có tài năng hơn hẳn những tướng cát cứ khác.

Quách Gia một mưu sĩ tài giỏi của Tào Tháo đánh giá Lưu Bị: "Có hùng tài mà rất được lòng người, không chịu ở dưới người, mưu tính của Lưu Bị chưa thể lường được vậy".

TV Show - Tam quốc diễn nghĩa: Vượt mặt Tào Tháo và Tôn Quyền, Lưu Bị là hoàng đế duy nhất trong thời Tam quốc được thờ tại Đế vương miếu (Hình 2).

Lưu Bị là người nhân nghĩa nên được nhiều quân phiệt thời đấy cho nương nhờ.

Có thể thấy Lưu Bị, không giống như Tào Tháo và Tôn Quyền có xuất thân từ tầng lớp quý tộc và có cơ sở nhất định để “làm vốn” trên đường gây dựng phát triển sự nghiệp, còn Lưu Bị trong khi có danh nghĩa là dòng dõi nhà Hán nhưng ông xuất thân từ một gia đình nghèo nàn, thuở nhỏ phải đan giày cỏ kiếm sống, tay trắng làm nên cơ nghiệp. Vì vậy, quá trình phát triển thế lực của Lưu Bị trong thời loạn cũng vất vả, gian truân hơn, lâu dài hơn. Tuy gặp nhiều thất bại nhưng ông vẫn kiên định, không nản lòng, tỏ ra có chí khí lớn.

Trong quá trình phát triển sự nghiệp, Lưu Bị tỏ ra là người giỏi chiêu hiền đãi sĩ. Ông đã thu phục được nhiều hào kiệt phò tá như Gia Cát Lượng, Bàng Thống, Pháp Chính, Hứa Tĩnh, Mã Lương làm văn thần; Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng Trung, Mã Siêu, Triệu Vân, Ngụy Diên làm võ thần. Ông không kể thân sơ, trọng dụng cả những người là thủ hạ cũ của Lưu Chương như Lý Nghiêm, Pháp Chính, Hoàng Quyền.

Khi còn ở Bình Nguyên, có người là Lưu Bình thuê thích khách giết Lưu Bị. Thích khách đến nơi, thấy phong thái của Lưu Bị thì không nỡ ra tay, lại báo cho ông biết rồi bỏ đi. Trần Thọ nhận xét: "Tiên Chủ được lòng người đến như thế". Ngụy thư chép: "Lưu Bị bên ngoài phòng ngừa giặc cướp, bên trong rộng rãi giúp đỡ tiền của, từ binh sĩ tới thủ hạ, đều cho ngồi cùng chiếu, ăn cùng mâm, chẳng phân biệt gì cả. Bởi thế người theo về rất đông".

TV Show - Tam quốc diễn nghĩa: Vượt mặt Tào Tháo và Tôn Quyền, Lưu Bị là hoàng đế duy nhất trong thời Tam quốc được thờ tại Đế vương miếu (Hình 3).

Lưu Bị là hoàng đế duy nhất trong thời Tam quốc được thờ tại Đế vương miếu.

Lưu Bị từ hai tay trắng gây dựng cơ đồ nhờ sự trợ giúp tận tụy, trung thành của các tướng sĩ, khi lên ngôi lại thi hành chính sách khoan hòa với nhân dân. Những yếu tố đó rất gần gũi với hình mẫu một vị vua lý tưởng đối với nhân dân Trung Quốc. Vì vậy, cho tới cả ngàn năm sau, các câu chuyện dân gian về thời Tam quốc đều có xu hướng ca ngợi Lưu Bị, căm ghét kẻ thù của ông, và xu hướng "ủng Lưu phản Tào" đã là tư tưởng chung của đại đa số nhân dân Trung Quốc từ trước cả khi tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa ra đời.

Kể từ thời nhà Đường, nhà Thục Hán được sử sách Trung Quốc coi là sự nối tiếp của nhà Hán, là triều đại chính thống trong số 3 triều đại của thời Tam quốc, do vậy Lưu Bị là hoàng đế duy nhất trong thời Tam quốc được thờ tại Đế vương miếu, ngôi miếu do nhà Minh, nhà Thanh xây dựng để thờ phụng các đời vua chính thống của Trung Hoa (các hoàng đế của Tào Ngụy, Đông Ngô không được thờ).

Video: Tào Tháo và Lưu Bị luận về thiên hạ và thời thế. (Nguồn: Youtube).

Tào Tháo và Lưu Bị luận về thiên hạ và thời thế

Quốc Tiệp (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.