Gieo chữ
Những ký ức đẹp của người từng "băng rừng, gieo chữ"
Tôi nhớ những ngày đông rét buốt, nhiệt độ có lúc xuống đến 3-4 độ C, trò nghỉ học còn giáo viên thì cảm cúm hàng loạt vì lạnh.
Lớp học đặc biệt của cô giáo người Ja Rai
Trước sự tận tình, nhiệt huyết của cô Vy, nhiều người già trong làng tưởng chừng cả đời mù chữ thì nay đã được khai sáng.
Cảm phục người thầy gian nan “cõng chữ” vào “thâm sơn cùng cốc”
Điểm trường nơi hẻo lánh, quanh năm sương mù bao phủ khiến thầy giáo trẻ "vỡ mộng" bao lần muốn bỏ về xuôi. Thế nhưng, trong những ngày đầu hụt hẫng cô đơn, hình ảnh người làng đội mưa mang cho thầy từng bó rau rừng, con cá suối khiến thầy xúc động. Cảm động trước tấm chân tình bà con dành cho mình, sau bao đêm trăn trở, thầy giáo trẻ quyết tâm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, cùng các em học sinh viết tiếp những trang vở còn dang dở.
Tết sum vầy tại lớp học đặc biệt của cô giáo 20 năm gieo chữ miễn phí
Bằng cả tình yêu thương chân thành, cô giáo 63 tuổi ở miền Tây, người suốt 20 năm liền gieo chữ miễn phí cho các em có cảnh đời bất hạnh vừa tổ chức Tết sum vầy cho lớp học đặc biệt của mình.
Cô giáo 20 năm gieo chữ miễn phí cho các em có cảnh đời bất hạnh vừa nhận giải thưởng Kova
Đại diện Ủy ban giải thưởng Kova lần thứ 16 năm 2018, hạng mục “Sống đẹp” vừa đến tận nơi trao thưởng 20 triệu đồng cho cô giáo 62 tuổi, người suốt 20 năm gieo chữ miễn phí cho các em có cảnh đời bất hạnh.
Tin bất ngờ về cô giáo 20 năm gieo chữ miễn phí cho hơn 700 em cảnh đời bất hạnh
Vì hoàn cảnh gia đình và lý do về sức khỏe, cô Nga đã không thể đi Hà Nội để nhận giải thưởng KOVA lần thứ 16 năm 2018, hạng mục “Sống đẹp”.
Ông giáo trường làng thành 'vua sâu, vua rắn'
Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo, từng theo học ngành sư phạm, trở thành một giáo viên, hơn nửa đời người, thầy Phạm Văn Bé gắn với nghiệp "đưa đò". Nhưng thành công của ông giáo trường làng được đánh dấu bằng nghề tay trái: Nuôi những con vật lạ, trở thành "vua sâu", "vua rắn mối"...
Cảm phục thầy giáo tật nguyền gieo chữ cho trẻ em nghèo
Ở thôn Thanh Lam Trung (xã Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) có thầy Nguyễn Trai từng bước chậm chạp nhích đi cùng chiếc nạng gỗ, hàng ngày đều đặn lên lớp, uốn nắn từng câu, từng chữ cho các em...
Cô giáo gần 30 năm đi dạy học 'không lương'
Gần 30 năm qua, con đường nhỏ hẹp dẫn vào căn chòi lá chưa đầy 20m2 luôn bi bô tiếng đánh vần của con trẻ. Đó là lớp học tình thương dạy chữ cho trẻ em nghèo của cô giáo Nguyễn Thị Đỏ (hay còn gọi cô Ba Đỏ, 69 tuổi). Cuối đời neo đơn khó nhọc đủ bề, nhưng ngày ngày, cô giáo già vẫn vượt lên khó khăn, đem ánh sáng tri thức tới cho trẻ em nghèo.
Chuyện vui ở lớp 'xóa mù' nơi vùng cao Yên Thuận
Ngồi bên cạnh cô con gái út sắp vào lớp một, chị Lý Thị Xuân, xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đánh vần ra rả: "Đờ i đi... chờ ơ chơ nặng chợ... đi chợ". Vậy là, kể từ khi "tốt nghiệp" lớp xóa mù chữ, đêm nào chị cũng ngồi kèm con học bài, thật là tự hào và hạnh phúc! Chị bảo, nay đi làm thủ tục, giấy tờ gì không phải điểm chỉ vì biết ký tên rồi.
Ông lão hiến đất, “gieo” chữ cho bản làng
Thương những đứa trẻ làng lặn lội mấy chục cây số ra thị trấn để theo học con chữ, ông Bùi Văn Sòn (trú tại xóm Cóc, xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc, Hòa Bình) quyết định hiến 4.000m2 đất để xây trường học.
Hạnh phúc của thầy giáo mù 15 năm miệt mài 'gieo chữ'
Bằng nỗ lực của bản thân, anh Nguyễn Trường Thanh đã học hết đại học và có hơn 15 năm dạy chữ nổi và tin học cho người khiếm thị.